23/05/2011 10:18 GMT+7

Phim Việt: chạy theo trào lưu

ANH TIẾN
ANH TIẾN

TTO - Phim Việt hiện tại rất nhiều (đến nỗi chẳng thể nào có thời gian xem hết) nhưng khai thác đề tài khá hời hợt. Theo tôi, hình như phim truyền hình Việt Nam đang ăn theo về trào lưu.

Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?"

Chẳng hạn như ban đầu có một hai phim lấy bối cảnh cuộc sống hiện đại giàu sang thì hàng loạt phim ra mắt sau đó có cùng đề tài tương tự.

4CLL1Jq0.jpgPhóng to
Một cảnh trong phim Nữ bác sĩ - Ảnh: yxine.com

Gần đây, khi người ta đã ngán ngẩm cảnh “nhà lầu xe hơi” thì nhà đài lại quay sang các đề tài về nông thôn. Và liệu sau một loạt tác phẩm có cùng chủ đề như vậy, người xem có bị khủng hoảng thừa?

Thêm nữa, hiện tại trong một số bộ phim về nông thôn, khán giả chỉ thấy được hình ảnh làng quê, diễn viên ăn mặc quần áo giống ở dưới quê còn tâm tư, tình cảm, xây dựng tình huống cứ như trên thành phố. Người và cảnh chẳng mảy may ăn nhập.

Lại nói về vấn đề khai thác bối cảnh nền tảng của bộ phim. Dường như khi thể hiện công việc chuyên môn của một ngành nghề lên phim, cả biên kịch và đạo diễn vẫn chưa nắm rõ tường tận ngành nghề đó để thể hiện sao cho thuyết phục người xem.

Chẳng hạn như phim về ngành y tế, một vài diễn viên chính là bác sĩ lại không thấy khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà cứ mặc áo blouse đi tới đi lui. Tôi nhớ có lần nghe một diễn viên thổ lộ trên báo khi xâm nhập thực tế để đóng vai bác sĩ là phải học… cách đi cho giống bác sĩ?! Trường y không ai đào tạo phải đi làm sao cho giống bác sĩ cả, mà điều cần thiết là kỹ năng thăm khám, tiếp xúc bệnh nhân lại ít thấy diễn viên nào bàn tới.

Và vì có liên quan vấn đề chuyên môn nên ít nhiều phim vẫn diễn đạt chưa tới, chẳng hạn như trong phim Nữ bác sĩ (một bộ phim khá thành công), bệnh nhân lên cơn tiền sản giật mà thấy nhân viên y tế vẫn bình chân như vại, cô điều dưỡng chỉ đứng… rờ rờ bệnh nhân.

Còn nếu có cảnh nghiên cứu sinh bảo vệ luận văn (như phim Bến sông trăng chẳng hạn) thì vừa vào cảnh là nhạc đã nổi lên, phần tiếng trình bày bị cắt cho đến khi hết nhạc thì toàn bộ hội đồng giám khảo đứng lên vỗ tay nhiệt liệt khen lấy khen để (phim về các ngành nghề khác cũng tương tự). Tôi nghĩ chí ít cũng nên cho diễn viên thuyết trình về đề tài vài câu, mặc dù không nhiều, để khán giả hiểu được luận văn đang nói về đề tài gì và tăng thêm phần thuyết phục cho bộ phim. Nếu ai từng xem qua phim Hàn Anh em nhà bác sĩ sẽ thấy họ đầu tư cho vấn đề chuyên môn sâu sắc như thế nào.

Dẫu biết rằng phim truyền hình không giống phim tài liệu, không bắt buộc phải đi sâu sát về chuyên môn. Nhưng điều cốt lõi là khi phim đã nói về một công việc, làng nghề hoặc hoạt động đặc thù nào đó, ít nhất phải tìm cho ra những chi tiết đặc trưng, đặc sắc nhất của ngành nghề đó, và khi thể hiện làm sao để khán giả không thấy có khoảng cách giữa phim ảnh và hiện thực.

Các nhà làm phim hãy nghiêm túc hơn

Theo tôi, khán giả không hoàn toàn chê phim Việt. Có nhiều bộ phim Việt vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả nhưng với số lượng không nhiều. Muốn tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến phim Việt không được nhiều người quan tâm, chúng ta cần mổ xẻ rất nhiều yếu tố.

1- Yếu tố nội dung: các phim Việt Nam thường hay bị cường điệu thái quá và hay quá cố gắng tìm kiếm những điều ẩn ý sâu xa trong nội dung làm khán giả khi xem phải theo dõi mạch phim với tâm trạng nặng nề về tính giáo dục cuộc sống. Các nhà làm phim luôn làm những điều mang tính nghệ thuật quá cao so với nhu cầu của khán giả. Đôi khi điều đó không sát với thực tế cuộc sống.

2- Yếu tố diễn viên: diễn viên Việt Nam thường không tự nhiên trong diễn xuất. Ngoài một số diễn viên có diễn xuất xuất sắc như Ngọc Hiệp, Việt Trinh, Ngô Thanh Vân... thì còn rất nhiều diễn viên không thể tạo được dấu ấn nào cho vai diễn của mình.

3- Yếu tố kịch bản: các kịch bản phim Việt Nam thường thiên về tính giải trí nhưng đôi lúc quá dễ dãi và sáo rỗng. Ngôn ngữ kịch bản đôi lúc quá xa rời thực tế. Có những câu thoại chỉ có trong văn học mới tồn tại.

4- Yếu tố kỹ thuật: so sánh giữa phim sản xuất ở VN và phim sản xuất ở nước ngoài có quá nhiều khác biệt. Kỹ thuật dựng phim và hậu kỳ còn thua kém rất nhiều. Điều này góp phần tạo cảm giác không thật trong lòng khán giả. Ở nước ngoài họ đã xây dựng phim trường thì ở VN không có.

5- Muốn phim Việt tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả đòi hỏi người làm phim phải nghiên cứu kỹ về khán giả và khâu lựa chọn diễn viên phải thật sự nghiêm túc. Nhà sản xuất cần một trợ lực tài chính từ các công ty lớn, từ các tập đoàn để kết hợp quảng bá và đôi bên cùng có lợi.

Phim mà như kịch

Tôi xem rất ít phim Việt và cũng mau quên cái phim mình đã xem vì nó nhạt nhẽo quá. Cứ như là đóng kịch chứ không phải phim. Duy chỉ có phim Đất và người chiếu trên VTV3 ngày trước là tôi nhớ như in. Nó hay vì phản ánh quá chân thực cuộc sống làng quê Việt Nam. Các diễn viên đóng như thể chính họ ngoài đời, hoàn toàn chân thực. Nhạc phim cũng rất hay và xúc động. Khán giả cần nhiều bộ phim như thế!

Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác

Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt.

Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau:

- Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi.

- Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo?

- Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả.

- Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật?

- Âm nhạc cho phim

- Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim…

Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới…

Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt.

Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ.

Mời xem thêm:

Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng Việt II Phi lý với phim truyền hình Việt Nam II Phim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùn II Phim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập? II Phim Việt thiếu chuẩn! II Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễn II Phim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhận II Âm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượng II NSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời" II "Cẩn thận không biến thành phim… Tây!" II Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếu II Nhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10 II Phim Việt sa vào bệnh giải thích II Phim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêu II Tôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim Việt II Trung Quốc khủng hoảng phim truyền hình II Đấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lường II Phim truyền hình ngoại: Vì sao hấp dẫn? II Quay phim truyện như quay tin truyền hình II Phim truyền hình nên "kéo" bao nhiêu tập? II Phim Việt mơ mộng cảnh giàu sang? II Phim Việt: hãy nhớ cái chết của thời kỳ "mì ăn liền"

ANH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên