Phóng to |
Ông Trần Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Lasta - ảnh do nhân vật cung cấp |
* Thưa ông, Lasta tiếp nhận kịch bản phim truyền hình từ những nguồn nào?
- Ông Trần Minh Tiến: Chúng tôi có bộ phận tự sáng tác kịch bản và đặt viết kịch bản với bên ngoài theo yêu cầu của công ty.
* Tiêu chí chọn kịch bản phim truyền hình của Lasta như thế nào?
- Ông Trần Minh Tiến: Kịch bản phải có cái để cho khán giải xem, có nghĩa là nội dung phải hấp dẫn, mạch truyện rõ ràng, gần gũi với cuộc sống, tổ chức kịch bản tốt, kịch tính cao, mang tính thời sự, góp phần giáo dục xã hội, giữ gìn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán Việt Nam.
* Hiện nay, khi chọn kịch bản phim truyền hình, nhà sản xuất có sự “chú ý đặc biệt” đến những kịch bản phim dài tập hơn phải không thưa ông?
- Ông Trần Minh Tiến: Quan điểm của tôi phim truyền hình nên vào khoảng 30-40 tập.
* Nhưng 30-40 tập cũng là nhiều rồi đấy chứ? Có phải câu chuyện nào cũng đều có thể phát triển lên thành 30-40 tập phim đâu, thưa ông?
- Ông Trần Minh Tiến: Trước hết, với lịch chiếu mỗi tuần từ 5 đến 10 tập, nếu phim ngắn quá khán giả chưa biết đến phim thì đã hết. Thông thường một phim khi bắt đầu lên sóng phải mất ít nhất khoảng 5 tập đầu cho khán giả làm quen, nếu phim tốt hiệu quả mới bắt đầu lan truyền và thu hút nhiều khán giả hơn. Phim có nhiều khán giả thì mới thu được quảng cáo.
Hiện nay, Đài truyền hình không trả cho nhà sản xuất bằng quảng cáo, mà thay vào đó là trả bằng tiền mặt, vì thế nhà sản xuất phải kí cam kết doanh thu với đài. Theo đó, nếu Đài không thu được quảng cáo như cam kết thì nhà sản xuất sẽ bị trừ tiền, còn nếu đảm bảo được thì được thưởng. Nhưng quảng cáo chỉ thực sự vào nhiều hay ít thường từ tập thứ 10 trở đi.
Tuy nhiên, với tình hình giá cả tăng trên mọi phương diện từ cát sê, chi phí sản xuất… lên đến số tiền 180 triệu/tập, phải nói rất khó để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng phim đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khán giả xem đài.
* Có ý kiến tham gia diễn đàn cho rằng vì “áp lực huề vốn” mà nhà sản xuất đang “bắt” các phim của mình phải dài ra thêm, để tăng doanh thu quảng cáo?
- Ông Trần Minh Tiến: Chúng tôi thì ngược lại, phải thu ngắn lại. Nếu phim sản xuất ra dài hơn quy định, chúng tôi kiên quyêt cắt cho đúng theo số tập ban đầu, và chúng tôi bỏ chế độ trả tiền tập dư nên đạo diễn sẽ nghiêm túc làm sao cho đảm bảo nội dung và tiết tấu hợp lý, không kéo dài lê thê. Hiện tại chúng tôi đang phải cắt một phim 46 tập xuống còn 44 tập mặc dù khi ký hợp đồng là 46 tập.
* Trước những phản hồi của khán giả “ngán ngẩm” phim Việt trong thời gian gần đây, Lasta đã tiếp nhận và có những thay đổi ra sao để nâng cao chất lượng phim trong thời gian tới?
- Ông Trần Minh Tiến: Chúng tôi vẫn thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp của khán giả cho dù đó là phim của mình hay của người khác, để rút kinh nghiệm. Vì vậy, phim của chúng tôi vẫn được khán giả đón nhận như “Gọi giấc mơ về”, “Cổng mặt trời”, “Cuồng phong"…
Để làm được như vậy chúng tôi phải tăng cường kiểm tra khâu tổ chức kịch bản, nếu kịch bản đã chính thức rồi mà đạo diễn muốn thay đổi thì phải có ý kiến của bộ phận kịch bản.
Vấn đề thứ hai là đảm bảo công tác casting diễn viên thật tốt, phân vai phải phù hợp và diễn viên phải biết diễn.
Vấn đề thứ ba phải quản lý chặt chẽ việc tổ chức sản xuất và kết quả sản xuất trong ngày thông qua bộ phận hậu kỳ.
Nếu phim có vấn đề phải sửa ngay, thậm chí phải quay lại hoặc quay bổ sung.
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?Phim Việt thiếu chuẩn!Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễnPhim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhậnÂm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượngNSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời""Cẩn thận không biến thành phim… Tây!"Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếuNhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10Phim Việt sa vào bệnh giải thíchTôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim ViệtPhim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêuTôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim ViệtTrung Quốc khủng hoảng phim truyền hìnhĐấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lườngPhim Việt mơ mộng cảnh giàu sang? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận