Tranh minh họa: DAD
Đừng xem chuyện học sinh trả treo là chuyện thường ngày ở... trường
Không chỉ trả treo, chửi sau lưng thầy cô giáo, không ít học sinh hiện nay còn sẵn sàng "ném cục tức", đập bàn đập ghế, thậm chí ném thẳng vào giáo viên những lời lẽ xúc phạm, khinh bỉ.
Chúng ta có dung túng cho học sinh?
Đi tìm câu trả lời này, cô giáo dạy ngữ văn Đ.A. cho rằng có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh coi thường, xúc phạm giáo viên.
Thứ nhất, đó là những ảnh hưởng từ gia đình.
Thứ hai, chính là bối cảnh xảy ra sự việc nóng đó có nguồn gốc từ sự cư xử có thể chưa thấu đáo của một số giáo viên, khiến tính cách và cư xử thường ngày theo thói quen của các em bột phát ngay trước mặt giáo viên.
Nguyên nhân thứ ba chính là sự nuông chiều của xã hội. Xã hội cho học sinh rất nhiều quyền và tất cả tội lỗi đều đổ lên đầu giáo viên.
Là người quan tâm đến các vấn đề giáo dục, bạn đọc Lê Trường bổ sung: "Rất đau buồn khi học sinh vô lễ với thầy cô giáo. Vấn đề này có nguyên nhân: Việc giáo dục đạo đức nhân cách học sinh trong nhà trường, ở gia đình, xã hội chưa tốt; mặt khác một bộ phận giáo viên chưa thực sự là tấm gương để học sinh noi theo".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đừng đổ thừa cho nhà trường hay thầy cô, vì đạo đức của học sinh hết 95% do sự giáo dục của gia đình và môi trường chung quanh.
Về ý này, bạn đọc Duong Pham viết: "Tiên học lễ - hậu học văn". Một khi "Lễ" đã không có thì cần gì "Văn". Con ngoan tức "Lễ" tốt, cha mẹ hưởng phúc cả, ngược lại thì gia đình khổ cả đời. Nên giáo dục "Lễ" phải xuất phát từ gia đình rồi mới đến nhà trường và xã hội. Đừng quá bao che, bảo thủ cho con cái mình, vì người hưởng chính là cha mẹ và gia đình. Thầy cô chỉ đi với con trong vài năm học, cha mẹ thì theo cả đời".
Để hạn chế tối đa việc học sinh trả treo, xúc phạm thầy cô, bạn đọc Hoang Hung đề nghị: "Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quy định khung hình phạt đối với học sinh khi vi phạm kỷ luật".
Theo bạn đọc này: "Hiện tại các em có quá nhiều quyền và giáo viên thì bị cắt bỏ quá nhiều quyền để dạy dỗ các em. Các em vi phạm, thậm chí xúc phạm giáo viên cũng chỉ bị nhắc nhở làm bản kiểm điểm cho qua chuyện".
Hơn 93% bạn đọc chọn phương án học sinh học sau 7h30
Trong cuộc thăm dò trên Tuổi Trẻ Online với câu hỏi: "Nhiều phụ huynh than phiền giờ vào học hiện nay quá sớm khiến học sinh thiếu ngủ, phụ huynh rối bời. Theo bạn, giờ vào học sáng hằng ngày của học sinh nên là...", kết quả:
- Đáp án được nhiều người lựa chọn nhất là vào học lúc 7h30 với 2.004 lượt bạn đọc lựa chọn (chiếm 52,3%)
- Tiếp theo là vào học lúc 8h với 1.570 (chiếm 41%)
- Xếp cuối cùng là đáp án vào học lúc 7h như hiện tại với 235 lượt bình chọn (chỉ 6,1%)
Thăm dò ý kiến
Nhiều phụ huynh than phiền giờ vào học hiện nay quá sớm khiến học sinh thiếu ngủ, phụ huynh rối bời. Theo bạn, giờ vào học sáng hàng ngày của học sinh nên là:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ điều gì thêm? Theo bạn, có nên điều chỉnh giờ vào học và tan trường hiện nay và cần điều chỉnh như thế nào cho khoa học và thích hợp? Cần biện pháp nào để hạn chế tối đa việc học sinh trả treo, xúc phạm thầy cô?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.
Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến được đặt tên là cầu Ba Son - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ủng hộ đặt tên Ba Son cho cầu Thủ Thiêm 2
Theo văn bản gửi các sở ngành liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, UBND TP Thủ Đức, quận 1 và quận Bình Thạnh đề nghị cho ý kiến, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết cầu Thủ Thiêm 2 vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4-2022, kết nối giữa TP Thủ Đức và quận 1, dự kiến đặt tên là cầu Ba Son.
Theo sở này, Ba Son là tên gọi có từ năm 1790, từ khi chúa Nguyễn Ánh đặt trại thủy quân và xây dựng thủy xưởng bên bờ sông Sài Gòn.
Khu Ba Son tọa lạc ở số 2 đường Tôn Đức Thắng, quận 1, được ghi dấu là cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy của Việt Nam; một trong những cái nôi của giai cấp công nhân và cách mạng vô sản.
Nơi này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
"Chậm còn hơn không, rất đúng" - bạn đọc Chu Duy Tuyền viết.
Tán thành đề xuất này, nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đâu thiếu gì những vùng đất, địa danh được công nhận di tích lịch sử, do đó không cớ gì phải đặt tên con số 1, 2, 3... thành tên gọi cho công trình mới.
Về ý này, một bạn đọc viết: "Tán thành, tại sao phải ghi con số 1, 2 vào tên gọi? Ngay từ đầu tôi đã không đồng tình".
Bổ sung, bạn đọc Trung Duong viết: "Rất là ý nghĩa, khi đọc tên Ba Son trong lòng có khác so với đọc tên Thủ Thiêm".
Ông Y Luyện Niê K'đăm - Ảnh: THẾ THẾ
Cảm kích ông Y Luyện Niê K'đăm
Câu chuyện lời nói đi đôi việc làm của nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Luyện Niê K'đăm những ngày qua tiếp tục là niềm cảm hứng của nhiều bạn đọc.
"Qua bài báo này, cá nhân tôi thấy bác là người vừa có tâm vừa có tầm. Cách nhìn nhận sự việc và trả lời phỏng vấn thể hiện rất rõ điều đó. Chúc bác nhiều sức khỏe và mong bác dù ở đâu cũng luôn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, giữ mãi tình yêu với đất, rừng quê hương" - bạn đọc Đông Phương viết.
Không vì lợi ích riêng mà để mất đi bản chất cao quý của mình. Tinh thần chấp hành luật pháp của ông rất đáng ghi nhận. Đây cũng là bài học cho rất nhiều người cần học tập, nêu gương.
Bạn đọc Le Minh viết: "Nghe tâm sự, thương, yêu và cảm phục ông quá. Ai có gần gũi người đồng bào, gắn bó với núi rừng mới hiểu nỗi lòng của ông. Ông chẳng giành đất đai tài sản gì cả. Ông chỉ muốn sống đó để sống và nhớ một thời tuổi trẻ của ông thôi".
Cho rằng làm lãnh đạo nếu ai cũng như ông là hạnh phúc cho dân cho nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận