Thứ 3, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Nhân viên y tế châu Âu phơi mình trước virus
TTO - Con số gần 10.000 nhân viên y tế Tây Ban Nha nhiễm virus corona mới được nhà chức trách nước này công bố ngày 27-3 khiến nhiều người giật mình.

Hai nhân viên y tế Tây Ban Nha động viên nhau bên ngoài phòng chăm sóc đặc biệt dành cho các bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: Reuters
Tổng số ca nhiễm tại Tây Ban Nha là 64.059, nghĩa là cứ 6 người nhiễm thì có 1 người làm trong ngành y tế.
Nếu tính cả con số gần 5.000 ca tương tự ở Ý (công bố ngày 22-3 và có khả năng đã cao hơn vào thời điểm hiện tại), số nhân viên y tế nhiễm bệnh của Ý và Tây Ban Nha đã cao hơn cả tổng số ca nhiễm của Thụy Sĩ hay Vương quốc Anh ngày 27-3.
Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao các nước châu Âu tiên tiến khi đối phó với đại dịch lại để có quá nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh như vậy?
Nếu so sánh với các con số được Chính phủ Trung Quốc công bố, dù là nước khởi phát dịch song cho đến khi ngăn chặn thành công, Bắc Kinh chỉ ghi nhận 3.300 ca nhiễm là nhân viên y tế, trong đó có 13 người tử vong.
Có người trong giới quan sát nhìn nhận châu Âu mặc dù đi sau nhưng lại không học được bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc. Một thực tế khác là các nước châu Âu đối mặt với tình trạng thiếu hụt đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay khiến nhân viên y tế gặp nhiều nguy cơ.
Theo một số chuyên gia, việc Trung Quốc là công xưởng khẩu trang của thế giới có thể lý giải được phần nào tình trạng thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ ở châu Âu.
Các nước châu Âu đã trải qua giai đoạn có thể gọi là yên bình trong lúc dịch bệnh đang hoành hành mạnh ở Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh khi đó đã có các biện pháp hạn chế xuất khẩu khẩu trang và giữ lại cho nhu cầu trong nước. Nói cách khác, các nước châu Âu lúc đó nếu có muốn tích trữ khẩu trang cũng khó lòng làm được vì nguồn cung lớn nhất của họ là Trung Quốc đã đóng cửa.
Các lô hàng viện trợ của Trung Quốc sau này đến châu Âu thường lên tới hàng triệu khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ và cả máy trợ thở.
Những lô hàng cũng góp phần giảm tải áp lực nhưng châu Âu đã cho các nước khác một bài học quý về sự chuẩn bị trước đại dịch và ưu tiên bảo vệ các nhân viên y tế - những người có thể cứu mạng được nhiều người khác.
-
TTO - Không có tư tưởng cầm chừng, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, chúng ta tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, "làm đến phút cuối cùng".
-
TTO - Liên quan đến vụ 12 giảng viên cùng khoa xin nghỉ việc (Tuổi Trẻ ngày 27-2), phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp TS Nguyễn Thị Phương Mai - trưởng khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
-
TTO - Sau gần 1 tuần phát động, đã có hơn 4.200 lượt bạn đọc 'Cùng Tuổi Trẻ góp Vắcxin COVID-19'. Dưới đây là danh sách bạn đọc đóng góp từ ngày 25-2 đến 11g ngày 2-3-2021.
-
TTO - Sau sự ra đi đột ngột của NSND Hoàng Dũng, làng văn nghệ phía Bắc lại vừa nhận thêm tin buồn nghệ sĩ Văn Thành - gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình những năm 1990 - vừa qua đời lặng lẽ ở tuổi 59 tại Hà Nội.
-
TTO - Hai ôtô Mercedes Benz cùng mang biển kiểm soát 30E-488.16 "vô tình gặp nhau" trên đường Vạn Phúc (Hà Nội) đã bị công an tạm giữ để xác minh xe nào lắp biển số giả.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận