Thứ 2, ngày 25 tháng 1 năm 2021
Người Huế dựng nêu để xua đuổi tà ma trong Đại Nội đón Tết
TTO - Dưới triều Nguyễn, khi cây nêu được dựng lên trong Đại Nội báo hiệu triều đình dừng việc triều chính để đón tết. Bên ngoài Hoàng thành, người dân cũng sẽ bắt đầu đồng loạt dựng nêu.

Đoàn rước nêu đi qua trước khu vực điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Sáng 17-1 (23 tháng Chạp âm lịch), Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức tái hiện nghi thức dựng nêu đón Tết Nguyên đán trong Hoàng cung xưa.
Khác với những lần trước, năm nay có hai cây nêu được dựng lên trong Đại Nội là Triệu tổ miếu (thờ Nguyễn Kim - thân sinh chúa Nguyễn Hoàng), Thế tổ miếu (nơi thờ các vua triều Nguyễn).
Một cây nêu khác được dựng ở khu vực điện Long An (nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế), nằm ngoài Đại Nội.
Dựng nêu đón tết trong Đại Nội Huế - Video: NHẬT LINH
Từ sớm, đoàn dựng nêu đã có mặt tại khu vực Triệu tổ miếu để tiến hành các nghi thức hoàng cung. Sau đó, các nhân viên của Trung tâm di tích cố đô Huế trong trang phục quân lính cùng chung sức dựng cây nêu cao lên trong khuôn viên Triệu tổ miếu.
Cây nêu thứ hai được di chuyển từ cửa Hiển Nhơn, vòng qua trước khu vực điện Thái Hòa rồi đi vào Thế tổ miếu. Cây nêu này được dựng lên ngay trước Hiển Lâm các (nơi ghi công trạng của các vua triều Nguyễn) nằm trong khuôn viên Triệu tổ miếu.
Cả ba cây nêu được dựng lên lần này đều là cây tre cao khoảng 13,5m, đỉnh mỗi cây nêu có treo ấn tính, bùa, quà tết…để xua đuổi tà ma.
Theo nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (hậu duệ của vua Minh Mạng), Hiển Lâm các có chiều cao 13m. Từ năm 1822-1945, các công trình xây dựng trong Kinh thành Huế đều phải thấp hơn chiều cao của Hiển Lâm các.
Riêng cây nêu theo phong tục truyền thông là phải cao chiều cao này để che chở, bảo vệ các mái nhà khỏi ma quỷ.

Ấn triện, quà, bùa...được treo trên đỉnh cây nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Sau khi cây nêu trong Đại Nội được dựng lên, bên ngoài người dân mới được dựng nêu ăn tết. Cây nêu ở nhà dân cũng phải thấp hơn cây nêu được dựng trong Đại Nội.
Người xưa quan niệm rằng, sau khi ông Táo cưỡi cá chép lên trời vào ngày 23 tháng chạp thì sẽ không còn vị thần nào bảo vệ cho ngôi nhà của mình trước các thế lực ma quỷ.
Vậy nên người xưa mới dựng cây nêu với đầy đủ lễ vật, lá bùa… để xua đuổi tà ma trong những ngày Tết Nguyên đán.

Chung sức dựng nêu - Ảnh: NHẬT LINH
Việc tái hiện lại lễ dựng nêu trong Đại Nội đã thu hút rất đông sự chú ý của du khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài.
Cả ba cây nêu này sẽ được hạ xuống vào ngày 31-1 (tức mùng 7 tháng Giêng).
-
TTO - Sáng 25-1, đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
-
TTO - Đại hội sẽ tiến hành thông qua chương trình phiên họp trù bị, thông qua quy chế làm việc, chương trình làm việc, quy chế bầu cử Đại hội XIII và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
-
TTO - Sáng 25-1, 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp phiên trù bị tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
-
TTO - 'Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay'. Đầu năm 2021, câu nói của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định được giá trị hơn bao giờ hết.
-
TTO - Những món ăn của đồng bào thiểu số, hay đặc sản địa phương ba miền... đã thay đổi cách làm để dễ được chấp nhận, đang đổ về thành phố.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận