Rút đăng cai Asiad: 1.100 tỉ đồng làm được nhiều việcRút đăng cai Asiad, thêm tiền ngăn bệnh sởiKhông tổ chức ASIAD 18: quyết định hợp lòng dân
Cụm từ “bùng nổ thông tin” được nói đến từ lâu và giờ đây, ai cũng thấy rằng thông tin không đơn thuần đến từ những tờ báo chính thống. Các mạng xã hội, điển hình là Facebook, đang ít nhiều tham gia vào dòng chảy thông tin mỗi ngày.
Nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt thông tin từ mạng xã hội để phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Thậm chí, với một số người, thông tin từ mạng xã hội bị đánh giá là có dụng ý phá hoại, còn thông tin từ các báo chính thống, nếu trái chiều, thì bị xếp vào loại cần đối phó theo kiểu né tránh, bất hợp tác với báo chí.
Chuyện dịch sởi là một ví dụ. Bất chấp những thông tin trên báo chí, trên các mạng xã hội về tính cấp bách của dịch bệnh, Bộ Y tế vẫn khẳng định không có gì bất thường. Có vẻ bộ không đánh giá hết tầm quan trọng của những kênh thông tin đó? Có vẻ bộ muốn giấu dịch? Việc Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đích thân đến Bệnh viện Nhi trung ương để kiểm tra tình hình rồi thừa nhận rằng ông nắm thông tin qua cả mạng xã hội Facebook thì thấy rằng ông không chỉ ngồi đọc từ những báo cáo bên dưới gửi lên.
Tương tự thế, nếu Thủ tướng chỉ nghe những thuyết trình của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch về Asiad thì tình hình có thể đã khác. Ở đây, Thủ tướng đã rất thận trọng khi lắng nghe công luận và giao cho các cơ quan báo cáo đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Hồi đầu năm, khi làm việc với Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý các cơ quan tham mưu theo dõi thông tin phản ánh trên báo chí như một nguồn phản ánh quan trọng để có thể kịp thời xử lý, chỉ đạo. Ông cũng cho rằng phân tích, thông tin nhanh, chính xác, kịp thời sẽ ngăn chặn hiệu quả thông tin bất lợi.
Khi mà Thủ tướng và Phó thủ tướng đã rất lắng nghe thông tin từ nhiều kênh khác nhau thì xem ra ở các bộ, ngành dường như việc tiếp nhận thông tin đa chiều vẫn chưa thật sự được quan tâm một cách thích đáng. Gần đây đã có những bộ trưởng sử dụng máy tính bảng để cập nhật thông tin hằng giờ từ mạng và kịp thời ra những quyết sách hợp lý nhưng đó cũng chỉ là cá biệt. Với những vị bộ trưởng không có khả năng tự khai thác thông tin trên mạng, theo đánh giá của PGS.TS Vũ Hào Quang, nguyên viện phó Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo trung ương), thì đó là một sự thiệt thòi bởi khi đó họ sẽ không nhận được những thông tin đầy đủ, đa chiều.
Ông Quang thừa nhận nhiều thông tin từ mạng xã hội phải có sự kiểm chứng, thậm chí có thông tin sai lệch một cách chủ ý. Nhưng ông cho rằng dù là thông tin gì thì nếu người lãnh đạo nắm được và có lập trường vững vàng để xử lý sẽ tốt hơn là bỏ lơ, không có biện pháp ứng phó.
Những ví dụ mới nhất về việc Thủ tướng lắng nghe công luận để quyết định rút đăng cai Asiad 18 hay chuyện Phó thủ tướng nắm thông tin dịch sởi từ Facebook càng chứng tỏ rằng nếu biết nắm bắt thông tin nhiều chiều, từ nhiều kênh... thì sẽ có được những quyết định xác đáng, hợp lòng dân.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Asiad, sởi và sự minh bạchRối bời vì dịch sởiRút đăng cai Asiad, thêm tiền ngăn bệnh sởiNợ công và người dânNhiều sơ hở trước “trận đánh lớn”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận