12/06/2024 13:37 GMT+7

Nga nói lý do vì sao có thể thay đổi học thuyết hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết các động thái của Mỹ và đồng minh có thể khiến Nga phải điều chỉnh học thuyết hạt nhân.

Các quân nhân Nga tham gia giai đoạn đầu cuộc tập trận quân sự, bao gồm huấn luyện chuẩn bị và sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược, tại một địa điểm không xác định ở Nga, ngày 21-5 - Ảnh: REUTERS

Các quân nhân Nga tham gia giai đoạn đầu cuộc tập trận quân sự, bao gồm huấn luyện chuẩn bị và sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược, tại một địa điểm không xác định ở Nga, ngày 21-5 - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc gặp gỡ báo chí bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS tại thành phố Nizhny Novgorod ngày 11-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov thừa nhận tình hình quốc tế ngày càng "phức tạp" và Nga không thể loại trừ việc thay đổi lập trường về hạt nhân.

"Những thách thức ngày càng gia tăng do các hành động không chấp nhận được và leo thang của Mỹ cùng các đồng minh NATO đặt ra câu hỏi làm thế nào để các tài liệu cơ bản về răn đe hạt nhân có thể phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại", Đài Russia Today (RT) dẫn lời ông Ryabkov.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga phát biểu ngay sau khi Tổng thống Putin một lần nữa nhấn mạnh lập trường của Matxcơva về vũ khí hạt nhân, rằng đó là lựa chọn cuối cùng.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) tuần trước, ông Putin nhấn mạnh rằng Nga chưa bao giờ là bên đầu tiên sử dụng luận điệu hạt nhân.

Học thuyết hạt nhân hiện tại của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân trong các "trường hợp đặc biệt" và tình hình hiện tại không thực sự đáp ứng các tiêu chí này, ông Putin giải thích.

Tổng thống Nga bày tỏ hy vọng rằng sẽ không xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện, đồng thời cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ gây ra "tổn thất vô hạn" cho tất cả mọi người.

Ông Putin cũng cảnh báo các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về luận điệu và hành động ngày càng hiếu chiến. Ông cho rằng họ sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân toàn cầu và Mỹ sẽ không thực sự giúp đỡ họ.

"Người châu Âu phải suy nghĩ: Nếu những nước bị chúng tôi tấn công hạt nhân bị xóa sổ, liệu người Mỹ có tham gia? Tôi rất nghi ngờ điều đó", ông Putin phát biểu hôm 7-6.

Belarus - Nga tập trận dùng vũ khí hạt nhân chiến thuậtBelarus - Nga tập trận dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật

Belarus ngày 10-6 cho biết quân đội nước này đang tham gia giai đoạn hai trong cuộc tập trận của Nga, nhằm thực hành triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0