27/08/2023 16:24 GMT+7

Nga dùng hành lang bí mật để lách lệnh trừng phạt?

Xuyên qua các quốc gia Trung Á và Caspi là một hành lang bí mật được cho là giúp Nga lách các lệnh trừng phạt.

“Hành lang vận tải phía Nam từ ”Kyrgyzstan đén Nga - Ảnh: THE EURASIAN TIMES

Hành lang vận tải phía Nam từ Kyrgyzstan đến Nga - Ảnh: THE EURASIAN TIMES

Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, tất cả 5 quốc gia Trung Á cùng với 2 quốc gia xuyên biển Caspi (Azerbaijan và Armenia) đều tuyên bố độc lập.

Liên bang Nga thuộc Liên Xô sau đó tìm ra một cơ chế mới để giữ các nước cộng hòa này là đồng minh của mình với nhiều cách thức khác nhau.

Hành lang bí mật

Trong một bài báo đăng trên tờ Asian Times ngày 31-7, ông Robert M Cutler, thành viên tại Cục Các vấn đề toàn cầu (GAC) thuộc Chính phủ Canada, cho biết: “Một hành lang bí mật đã được thiết lập, đi qua Kyrgyzstan và Uzbekistan, Turkmenistan và cuối cùng băng qua Biển Caspi trước khi đến Nga”.

Theo tờ EurAsian Times, thế giới bên ngoài biết rất ít về tuyến đường thương mại bí mật này. Vì nó thoát được mọi cặp mắt giám sát của những người áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đồng thời rất ít người trong giới truyền thông biết rằng lãnh đạo ba nước Cộng hòa Trung Á: Tổng thống Emomali Rahman của Tajikistan, Tổng thống Serdar Berdimuhamedow của Turkmenistan và Tổng thống Shavkat Mirziyoyev của Uzbekistan đã tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 4-8.

Tuyên bố chung của 3 quốc gia này nói về những nỗ lực hợp tác trong các vấn đề về nước, điện và khí đốt.

Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov (giữa), Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon (bìa trái) và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev dự Hội nghị thượng đỉnh ở Ashgabat - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO TURKMENISTAN

Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov (giữa), Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon (bìa trái) và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev dự Hội nghị thượng đỉnh ở Ashgabat - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO TURKMENISTAN

Cả ba quốc gia này đều có đường biên chung với Afghanistan. Tuy một số nước trong bộ ba này không thích chế độ cầm quyền của Taliban, nhưng họ rất cần tuyến đường sắt đi ngang Afghanistan, một phần trong hành lang Bắc Nam của hệ thống đường sắt Á - Âu.

Mỹ giám sát nhưng không chặn được

Ba nước không chỉ thảo luận các hoạt động về hậu cần, mà còn chú ý đặc biệt đến việc tạo ra tuyến vận tải đa phương thức dọc hành lang Tajikistan - Uzbekistan - Turkmenistan. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc lách các biện pháp trừng phạt quốc tế áp đặt lên Nga vì cuộc xung đột với Ukraine.

Tất cả các tuyến đường dẫn đến Nga để xuất nhập khẩu hàng hóa đều không thể bị chặn do vị trí địa lý đặc biệt của khu vực.

Ngay cả Mỹ cũng giám sát các tuyến đường bí mật này, nhưng có thể không ngăn chặn được hoạt động thương mại được thực hiện dọc theo các tuyến đường này.

Sự tức giận của các nước châu Âu đổ lên Armenia, một trong hai nước cộng hòa xuyên Caspi ở Trung Á. EU đã đưa Armenia vào danh sách trừng phạt đối với các thực thể “trực tiếp hỗ trợ tổ hợp công nghiệp và quân sự của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine”.

Dữ liệu của Liên Hiệp Quốc vào năm 2022 cho thấy Mỹ và EU đã xuất khẩu lượng mạch tích hợp (IC) sang Armenia với giá trị gấp 16 lần so với năm 2021. Xuất khẩu IC của Armenia sang Nga đã tăng lên 13 triệu USD vào năm 2022, trong khi năm 2021 giá trị này chỉ vào khoảng 2.000 USD.

Armenia là thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) do Nga đứng đầu, trong đó có Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.

Báo chí Nga đã đặt tên tuyến đường Tajikistan - Uzbekistan - Turkmenistan là “Hành lang vận tải phía Nam” (STC) để tái xuất hàng hóa bị cấm theo lệnh trừng phạt.

“Hành lang vận tải phía Nam”, tên do người Nga đặt ra, cung cấp một tuyến đường vòng để vận chuyển hàng hóa đến các điểm đến của Nga. Tuyến đường này chắc chắn sẽ nâng cao triển vọng thương mại của các quốc gia mà nó đi qua.

Nga ủng hộ hành lang này vì đây là một cách đáng tin cậy để lách các biện pháp trừng phạt áp đặt lên nước này.

Lệnh trừng phạt không tàn phá nước Nga như phương Tây hy vọngLệnh trừng phạt không tàn phá nước Nga như phương Tây hy vọng

TTO - Từ tài chính tới năng lượng, các đòn trừng phạt được phương Tây đưa ra liên tục nhắm vào nhiều lĩnh vực của Nga những tháng qua sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Nhưng báo New York Times cho rằng hiệu quả chưa cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên