Thanh toán dễ dàng bằng điện thoại Android và các thiết bị WearOS
Chủ thẻ VPBank Mastercard hiện đã có thể liên kết thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vào Google Pay thuộc ứng dụng Google Wallet - Ảnh: VPB
Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng về các lựa chọn phương thức thanh toán mới, Mastercard đã ra mắt công nghệ thanh toán không tiếp xúc thông qua Google Wallet tại Việt Nam.
Người dùng có thể thanh toán an toàn và dễ dàng bằng điện thoại Android và các thiết bị WearOS tại các cửa hàng chấp nhận dịch vụ thanh toán không tiếp xúc, cũng như trên các ứng dụng và website.
Sau khi được ra mắt lần đầu tiên tại Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những quốc gia tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Google Wallet.
Việc ra mắt Google Wallet tại Việt Nam sẽ giúp mọi đối tượng người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn thanh toán hơn, đặc biệt là tăng khả năng tiếp cận với các phương thức thanh toán kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu và lối sống đang thay đổi từng ngày.
Để lưu thẻ Mastercard trên các thiết bị của Google, chủ thẻ chỉ cần thiết lập một lần duy nhất bằng cách nhập thông tin thẻ và mã xác nhận OTP vào ứng dụng Google Wallet. Để kiểm tra lịch sử giao dịch, chủ thẻ chỉ cần mở ứng dụng và nhấn vào mục ‘chi tiết’.
Chủ thẻ vẫn được hưởng tất cả các quyền lợi và ưu đãi của ngân hàng như khi tiến hành một giao dịch qua thẻ thông thường nhưng với tính an toàn, bảo mật và tiện lợi cao hơn.
Bảo mật cao
Thông qua quy trình bảo mật mã hoá được tích hợp bởi nền tảng Mastercard Digital Enablement Service (MDES), các thanh toán sử dụng ví điện tử sẽ được thực hiện thông qua một token an toàn, cho phép chủ thẻ không cần chia sẻ các thông tin như số thẻ và ngày hết hạn với người bán.
Ngoài ra, nếu thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, người dùng chỉ cần sử dụng chức năng "Tìm thiết bị của tôi" để khóa thiết bị ngay lập tức từ bất kỳ đâu, đặt lại mật khẩu mới cho thiết bị, hoặc thậm chí xóa tất cả thông tin cá nhân có trên thiết bị đó.
Các tính năng này giúp tạo thêm một lớp bảo mật cho việc thanh toán, giảm thiểu các chi phí thực hiện giao dịch, và cải thiện trải nghiệm mua hàng.
Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết chúng ta đang tiến tới một thế giới ưu tiên kỹ thuật số và tiếp tục chứng kiến những cải tiến kỹ thuật số nhanh chóng xuất hiện từng ngày.
"Người tiêu dùng mong muốn tiếp cận các giải pháp thanh toán tốt hơn và nhanh hơn, không chỉ an toàn mà còn đơn giản và thuận tiện để sử dụng cho các giao dịch hàng ngày.
Mastercard được mang sự tiện lợi và bảo mật của Google Wallet đến cho các chủ thẻ VPBank Mastercard tại Việt Nam, để người dùng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi bằng điện thoại thông minh - vốn đã trở nên vô cùng phổ biến trong đời sống.
Đây là một phần trong cam kết của Mastercard nhằm mang lại nhiều lựa chọn thanh toán cho chủ thẻ, đồng thời góp phần thúc đẩy áp dụng thanh toán kỹ thuật số phổ biến hơn tại Việt Nam."
"Với tầm nhìn trở thành ngân hàng thân thiện với người dùng thông qua công nghệ, VPBank cần có khả năng bắt kịp với những sáng tạo và đổi mới liên tục, đồng thời nhanh chóng giới thiệu các dịch vụ kỹ thuật số mới tới người tiêu dùng tại Việt Nam.
Ngày hôm nay, chúng tôi vui mừng được giới thiệu dịch vụ Google Wallet dành cho thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPBank Mastercard, giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng và an toàn tại nhiều điểm bán hàng không tiếp xúc, bao gồm cả trực tuyến lẫn trực tiếp.
Sáng kiến này tiếp nối quan hệ đối tác lâu dài của VPBank và Mastercard, với mong muốn tiếp tục đồng hành và cùng ra mắt thêm nhiều giải pháp kỹ thuật số sáng tạo hơn tới với người tiêu dùng tại Việt Nam", ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân, VPBank chia sẻ.
"Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022, thanh toán kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và dự kiến sẽ đạt 143 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam vào năm 2025. Với hàng triệu người Việt Nam hiện đang sử dụng điện thoại hàng ngày để thanh toán, Google rất hào hứng ra mắt Google Wallet đến Việt Nam" ông Chen Way Siew, Trưởng nhóm Đối tác của Google Wallet, Google Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận