Bạn trẻ ngại kết hôn, sinh con có phải vì áp lực kinh tế hay lý do khác?
Trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp, một số địa phương đã có chính sách khen thưởng, hỗ trợ tiền mặt, quà tặng... Mới đây nhất, TP.HCM đề xuất hỗ trợ 3 triệu đồng cho gia đình sinh đủ 2 con trước 35 tuổi.
Dự kiến Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034, thế nhưng tư tưởng phải có con trai, hay gia đình phải 'đủ nếp đủ tẻ' thì mới hạnh phúc dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, mất cân bằng giới tính.
Năm 2023, lần đầu tiên TP.HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành. Tỉ lệ tăng dân số nhập cư chỉ còn 0,67%, tương đương với 65.000 người.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Việt Nam cần ứng phó ngay và tránh việc "giàu nhưng không sinh con đủ".
Người trẻ có xu hướng ngày càng kết hôn muộn hơn, cùng với tỉ suất sinh ngày càng giảm đang đặt ra thách thức đối với dân số Việt Nam.
Dân số già không chỉ đặt thách thức lên chính sách an sinh xã hội và hệ thống y tế, mà còn trở thành thách thức của mỗi gia đình.
Với mức sinh thấp, nhiều đứa trẻ đang được 6 người trong gia đình chăm sóc, gồm ông bà nội, ngoại, ba mẹ. Nhưng trong tương lai chính đứa trẻ này sẽ phải chăm sóc lại cho 6 người.
Nhóm phụ nữ chưa kết hôn có sinh hoạt tình dục lên tới gần 41%, tình trạng mang thai ở người chưa thành niên còn cao, trong khi đó mức sinh thay thế có xu thế xuống thấp đặt ra nhiều thách thức cho dân số Việt Nam.
Các chuyên gia về y tế cho rằng đề xuất của Bộ Y tế mới đây về việc các cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con hoàn toàn phù hợp với thực trạng già hóa dân số hiện nay.
Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ trước thềm năm mới Giáp Thìn - năm mà theo quan niệm dân gian là năm đẹp, nhiều người muốn sinh con.
Mức sinh của TP.HCM trong năm 2023 chỉ là 1,32. Giữ cho mức sinh không giảm xuống đang là điều vô cùng khó khăn của ngành dân số.
Tại TP.HCM, số người cao tuổi đang tăng rất nhanh về số lượng, bắt đầu tăng từ năm 2017.
Tại thời điểm này, chuyên gia nhận định thời kỳ dân số vàng sẽ kéo dài trong vòng 20 - 30 năm nữa, tức 2027 - 2037.
Từ năm 2056 - 2069, dân số Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số siêu già, tương ứng với tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 21%.
Vào tháng 4 tới, dân số cả nước sẽ cán mốc 100 triệu người. Cơ hội thị trường trăm triệu dân mở ra nhưng cũng không ít thách thức khi hàng chục triệu lao động chưa được đào tạo trở thành rào cản với việc cải thiện năng suất, nâng cao thu nhập.
Hiện trạng già hóa dân số đang trở thành một chiếc cầu nối kéo các nước đang phát triển "xích lại gần hơn" với các cường quốc kinh tế ở khu vực châu Á.
Dân số Việt Nam đang đối diện với thách thức "kép": là nước nằm trong nhóm có tốc độ già hóa dân số nhanh, già hóa kéo theo tuổi thọ trung bình tăng cao nhưng số năm sống khỏe lại giảm.
Bộ Y tế: Tổng cục Dân số tổ chức lại thành cục, không duy trì Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng
TTO - Theo nghị định 95 ban hành và có hiệu lực ngày 15-11, Bộ Y tế sẽ có cơ cấu bao gồm 21 tổ chức, không duy trì Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng thuộc Bộ Y tế; Tổng cục Dân số sẽ được tổ chức lại thành Cục Dân số.
TTO - Liên Hiệp Quốc cho biết dân số thế giới chính thức chạm mốc 8 tỉ người vào hôm nay 15-11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói cột mốc quan trọng này là dịp để xem xét trách nhiệm chung của nhân loại đối với Trái đất.