Thứ 5, ngày 21 tháng 1 năm 2021
Bảo vệ trẻ em: cần nhanh nhạy, hiệu quả
TTO - Ý tưởng thành lập lực lượng cảnh sát chuyên trách bảo vệ trẻ em được đưa ra trong bối cảnh các vụ xâm hại, lạm dụng đối với trẻ em, theo các số liệu báo cáo chính thức, có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Với ý tưởng này của TP.HCM, nhà chức trách được kỳ vọng có thể can thiệp kịp thời một khi có một vụ xâm hại hoặc lạm dụng đối với trẻ em bị phát hiện.
Đúng là trước cảnh trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng mà chỉ đối phó bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục luật pháp, hô hào chấn hưng đạo đức, khơi dậy lương tri, tình người... thì không đủ.
Trước mắt, để bảo vệ một cá thể người mong manh, yếu đuối chống sự xâm hại, lạm dụng, cần phải ra tay trấn áp ngay tức khắc đối với kẻ có hành vi xâm hại, lạm dụng.
Vai trò của công lực, nghĩa là của cảnh sát, mang ý nghĩa quyết định đối với việc bảo đảm hiệu quả của sự trấn áp này.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát phải được tổ chức như thế nào để có thể can thiệp kịp thời, trong khi việc xâm hại, lạm dụng trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ lúc nào?
Liệu có thể bố trí cảnh sát chuyên trách về bảo vệ trẻ em rộng khắp và thường xuyên, để bảo đảm mỗi khi ở nơi nào đó và vào lúc nào đó xảy ra vụ việc thì luôn có đại diện công lực xuất hiện?
Không khó để nhận thấy rằng chi phí là một thách thức, hay đúng hơn là trở ngại đối với việc thực hiện điều này.
Ở các nước tiên tiến, bảo vệ trẻ em chống sự xâm hại, lạm dụng được xem là nhiệm vụ quốc gia. Hệ thống bảo vệ được xây dựng tương ứng với nhiều giai đoạn, từ ngăn chặn hành vi, can thiệp để chống và vô hiệu hóa hành vi, đến xử lý hậu quả của hành vi.
Riêng việc chống và vô hiệu hóa hành vi xâm hại, lạm dụng trẻ em, theo kinh nghiệm của các nước, chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất một khi có cơ chế bảo đảm sự xuất hiện kịp lúc của đại diện công lực tại hiện trường.
Với yêu cầu đó thì không cần xây dựng lực lượng chuyên trách về bảo vệ trẻ em: suy cho cùng, để đối phó với hành vi xâm hại, lạm dụng thân thể con người thì chẳng có khác biệt nào đáng kể giữa trường hợp bị hại là trẻ em và bị hại là người đã trưởng thành.
Điều quan trọng là làm thế nào để một mặt thông tin về sự việc đến được với đại diện công lực nhanh nhất có thể, mặt khác đại diện công lực phải phản ứng nhanh nhạy, hiệu quả.
Thật ra, chỉ cần một số điện thoại, gọi là số khẩn cấp quốc gia, để tiếp tất cả các cuộc gọi yêu cầu sự can thiệp của đại diện công lực vào các tình huống đang diễn ra; không phân biệt 113 để bắt cướp, 114 để chữa cháy... dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi con người ta đang bối rối, hoảng loạn.
Cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ở trung tâm tiếp nhận yêu cầu, cho phép phân loại và chuyển giao nhanh chóng yêu cầu đến lực lượng chức năng.
Trên hết, cần bảo đảm chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong việc tổ chức triển khai lực lượng can thiệp.
Trong trường hợp việc triển khai chậm trễ, xuề xòa, khiến xảy ra hậu quả nghiêm trọng không đáng có thì người chịu trách nhiệm phải bị chế tài nghiêm khắc.
-
TTO - Chiều tối nay 21-1, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 2 bệnh nhân COVID-19 mới, cả 2 đều từ Mỹ về nước cách đây hơn 20 ngày nhưng đến nay mới phát hiện mắc bệnh.
-
TTO - Do thời tiết xấu, trời nhiều sương mù, trần mây thấp nên hàng chục chuyến bay không thể hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào trưa nay 21-1.
-
TTO - Đó là nội dung cơ bản trong chỉ thị của Bộ Chính trị được Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nêu ra tại Hội nghị quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
TTO - Cơ quan chức năng vừa phát hiện một cơ sở ngâm thịt ốc bươu với hóa chất công nghiệp, sau đó cung cấp cho một số chợ và tiệm ăn.
-
TTO - Gần 30 quan chức trong chính quyền của ông Donald Trump đã bị Bắc Kinh đưa vào danh sách trừng phạt lúc rạng sáng 21-1, không lâu sau khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. Trong số đó có cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận