Chú Năm “báo chí”40 năm đạp xích lôGánh chè 50 năm
Ông Vận đang phát đài - Ảnh: H.Nguyễn |
Gia tài lớn nhất của ông lão 72 tuổi này chính là bộ hệ thống loa, ampli, micro của trạm phát thanh.
Ông Vận nhớ lại ngày đầu mở trạm: “Năm 1964, quê tôi có điện lưới quốc gia. Các vị lãnh đạo xã, huyện quyết định lập một trạm phát thanh ở Trung Lương. Đây chính là trạm phát thanh ra đời sớm nhất ở vùng Bình Lục này...”.
Từ đó đến nay, trạm phát thanh Trung Lương đã duy trì được khung thời gian phát hằng ngày rất đều đặn: sáng từ 5g30-6g30, chiều từ 17g30-18g30(mùa hè), mùa đông thì lịch phát thanh này buổi sáng sẽ muộn hơn và chiều kết thúc sớm hơn.
Thấm thoắt đã 50 năm trôi qua, trạm phát thanh xã Trung Lương vẫn vận hành hằng ngày theo nhịp sống làng quê. Nếu ngày nào trạm phát thanh Trung Lương không phát là dân tình lại bàn tán xôn xao và kéo đến nhà ông Vận hỏi lý do. Để giúp chồng làm cho trạm vận hành “đứt bữa chứ không đứt thông tin”, bà Trần Thị Gái - vợ ông Vận - phải giúp chồng điều hành trạm. Có đợt ông ốm một tuần, bà Gái đã phải nghỉ cả việc ruộng đồng để ở nhà canh trạm. Cuộc sống của hai vợ chồng ông cứ tằn tiện qua ngày cùng cái trạm phát thanh làng quê này. Nếu như ai hỏi rằng nghề gì giống với câu nói “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhất thì ắt hẳn sẽ là những người làm nghề phát thanh như ông Vận. Nửa thế kỷ đã trôi qua, bằng lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm với cái trạm phát thanh của làng xã nên ông Vận chưa bao giờ đòi hỏi gì về chuyện tiền công, tiền lương.
Hiện nay, tiền trợ cấp cho chức trưởng trạm của ông Vận vẫn chỉ là 540.000 đồng/6 tháng (6 tháng lĩnh một lần), có nghĩa một tháng ông Vận chỉ được vẻn vẹn 90.000 đồng. Số tiền vô cùng ít ỏi ấy không đủ uống nước hằng ngày chứ nói gì đến nhu cầu ăn ở mưu sinh.
Gắn bó với trạm từ ngày ra đời và luôn coi việc phát đài như bữa cơm, ngụm nước hằng ngày của bản thân nên ông Vận chưa bao giờ có ý định “nghỉ hưu” dù tiền phụ cấp bèo bọt đến vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận