Phu xe bò... U-90Cựu chiến binh tuổi 80 đạp xích lôTừ anh xích lô đến nhà nhiếp ảnh
Nụ cười rất duyên của người đàn ông 40 năm đạp xích lô ở phố Hội - Ảnh: T.Ba |
Trong làn sương sớm bao trùm lên những dãy nhà cổ kính rêu phong, ông Thành kể: “Gia cảnh cơ hàn nên từ nhỏ tôi không được học chữ. Mới 15 tuổi đầu đã xin theo các chú, các bác trong xóm phụ xe ba gác chở hàng thuê cho người ta để kiếm tiền phụ giúp ba mẹ nuôi năm em nhỏ nheo nhóc.
Đến khi sức khỏe cha tôi yếu phải bỏ nghề xích lô thì tôi nghỉ chạy xe ba gác và chuyển sang đạp xích lô. Thấm thoắt đã hơn 40 năm tôi nối nghiệp nghề cha để lại”.
Trong chuỗi ký ức về tháng ngày dài đằng đẵng kiếm cơm nhờ vào nghề mà ông bảo nó như là cái duyên, cái nghiệp vận vào mình, ông vẫn không sao quên được khoảng thời gian thức khuya dậy sớm, “đóng đô” chiếc xích lô của mình ở chợ Hội An từ khi mặt trời chưa ló dạng. Ông nhận chở thực phẩm cho các chủ buôn rau, cá... và lặn lội vượt quãng đường 40 cây số ra Đà Nẵng tập kết hàng. Trời ngả bóng xế, ông lật đật “đánh” xích lô về lại phố cổ để đưa rước khách tham quan và kết thúc một ngày bôn ba đạp xích lô cũng là lúc màn đêm buông tối mịt.
Ông Thành tâm sự nghề phu xe thời nào cũng gian truân, lận đận bởi mỗi cuốc xích lô luôn chan đầy trong đó nỗi vất vả, những giọt mồ hôi nặng trĩu đổ xuống mới mong đổi được miếng cơm, manh áo. Nhưng cũng chính nhờ nghề này đã giúp ông nuôi sáu miệng ăn thuở hàn vi và chăm lo cho bốn đứa con ăn học đến nơi đến chốn. “Tôi sẽ tiếp tục hành nghề đến khi nào mắt mờ, chân không còn nhấc nổi để đẩy bàn đạp mới thôi” - ông Thành nói.
Nói về người anh lão làng trong nghề đạp xích lô ở phố Hội, ông Phan Phước Tùng, chủ tịch Nghiệp đoàn xích lô văn hóa Hội An, cho biết: “Lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của bác Thành luôn là tấm gương sáng ngời cho anh em noi theo. Không ít khách lơ đễnh để quên đồ trên xe của bác và được bác trả lại nhưng nhất quyết không nhận sự trả ơn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận