11/06/2020 13:24 GMT+7

3 tượng nhà thám hiểm Columbus bị giật sập trong biểu tình Mỹ

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Ít nhất 3 bức tượng của nhà thám hiểm Christopher Columbus đã bị phá hoại ở Mỹ, dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình phản đối bạo lực quá mức của cảnh sát đang biến thành phản đối bất bình đẳng chủng tộc, theo giới quan sát.

3 tượng nhà thám hiểm Columbus bị giật sập trong biểu tình Mỹ - Ảnh 1.

Bức tượng Columbus ở Minnesota bị giật sập bởi những người đấu tranh cho người bản địa châu Mỹ - Ảnh chụp màn hình

"Đây là điều đúng đắn phải làm và không còn lúc nào khác thích hợp hơn để làm điều đó", Mike Forcia - một trong những người tổ chức giật sập bức tượng đồng của Columbus ở Minnesota, nhấn mạnh với Hãng tin Reuters.

Một nhóm gồm hàng chục người đấu tranh quyền cho người bản địa châu Mỹ do Forcia dẫn đầu đã kéo đổ bức tượng của Columbus đặt bên ngoài Nghị viện Minnesota ngày 10-6 trước sự chứng kiến của truyền thông.

Các nhà hoạt động người Mỹ bản địa từ lâu đã phản đối việc tôn vinh Columbus và cho rằng các cuộc thám hiểm của ông đến châu Mỹ đã dẫn đến sự xâm chiếm đất đai và diệt chủng tổ tiên họ.

Đây là vụ phá hoại tượng Columbus thứ ba ở Mỹ kể từ đầu tuần. Hôm 9-6, một nhóm người đã kéo bức tượng của nhà thám hiểm tại thành phố Richmond (Virginia) và ném nó xuống hồ nước. Một ngày sau đó, ai đó đã "bêu đầu"một bức tượng của Columbus tại thành phố Boston.

Đám đông reo hò khi giật sập bức tượng Columbus ở Minnesota. Những người tổ chức có thể bị bắt với tội danh phá hoại - Nguồn: TWITTER

Giới quan sát nhận định cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd, một người da màu bị cảnh sát da trắng ghì cổ tới chết ở Minnesota, đang có dấu hiệu mở rộng từ chống bạo lực quá mức của cảnh sát thành một phong trào phản đối bất bình đẳng chủng tộc.

Sau cái chết của Floyd, nhiều quan chức ở các bang thuộc Liên minh miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ đã ra lệnh phá hủy các di tích tôn vinh liên minh này.

Rất nhiều người gốc Phi đã bị bắt làm nô lệ tại 11 bang miền nam cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1865. Liên bang miền bắc chiến thắng đã tuyên bố xóa sổ chế độ chủ nô và giải phóng nô lệ.

Những điều đó cho thấy dù cuộc chiến đã kết thúc hơn 150 năm, sự bất mãn và chia rẽ giữa người da trắng - da màu vẫn còn hằn sâu ở Mỹ.

3 tượng nhà thám hiểm Columbus bị giật sập trong biểu tình Mỹ - Ảnh 3.

8 bức tượng lãnh đạo Liên minh miền Nam được đưa vào tòa nhà Quốc hội liên bang Mỹ từ năm 1909-1931 - Ảnh chụp màn hình

Trong một động thái thể hiện sự ủng hộ với phong trào, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã kêu gọi gỡ bỏ 11 bức tượng các lãnh đạo Liên minh tại trụ sở quốc hội, trong đó có tướng Robert E. Lee và Jefferson Davis, tổng thống tự xưng của miền Nam. Theo một truyền thống đã có từ lâu, mỗi tiểu bang của Mỹ sẽ gởi đến tòa nhà quốc hội liên bang hai bức tượng để trưng bày.

Không chỉ đòi dỡ tượng các tướng lĩnh miền Nam, nhiều người còn kêu gọi đổi tên các con đường, địa danh gắn liền với những người này.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ chuyện đổi tên 11 căn cứ quân sự được đặt theo tên các nhà lãnh đạo liên minh.

Ông Trump lập luận đây là những địa danh đã đi vào lịch sử "đáng tự hào" của nước Mỹ, nơi "các anh hùng" của Mỹ đã được huấn luyện và giành chiến thắng trong hai cuộc thế chiến.

Cái ôm gây tranh cãi giữa thẩm phán da màu và bị cáo da trắng Cái ôm gây tranh cãi giữa thẩm phán da màu và bị cáo da trắng

TTO - Một người là cựu cảnh sát da trắng, mang tội sát nhân vì bắn chết một người da màu. Người kia là một thẩm phán da màu chủ trì phiên xét xử. Trước mọi chỉ trích, nữ thẩm phán nhẹ nhàng khuyên răn nữ bị cáo.

DUY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên