05/09/2023 19:44 GMT+7

Xét xử vắng mặt Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC tạo răn đe, giúp xây dựng án lệ

Chính phủ nêu rõ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC) kịp thời răn đe, phòng ngừa chung, xây dựng án lệ để áp dụng.

Đại tướng Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN

Đại tướng Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN

Đại tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an, đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Số vụ án, vụ việc tạm đình chỉ còn tồn đọng nhiều

Chính phủ nhấn mạnh các quy định cơ bản đã đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.

Cơ bản, các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ ở các giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra, truy tố và xét xử đã được theo dõi, quản lý và giải quyết có hệ thống theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, nếu trước đây khi đối tượng cầm đầu bỏ trốn, các cơ quan tố tụng phải tạm đình chỉ vụ án, chờ truy bắt được mới tiếp tục xử lý, thì nay đã điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt đối tượng cầm đầu bỏ trốn.

Báo cáo nêu rõ lần đầu tiên, căn cứ quy định của pháp luật, ba ngành thống nhất khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đối tượng cầm đầu trong vụ AIC Đồng Nai) kịp thời răn đe, phòng ngừa chung, xây dựng án lệ để áp dụng.

Tuy nhiên theo Chính phủ, tổng số vụ án, vụ việc tạm đình chỉ còn tồn đọng nhiều.

Số liệu thống kê tính đến ngày 31-7, cả nước có 65.929 vụ việc tạm đình chỉ.

Hà Nội là địa phương có số lượng tố giác, tin báo tạm đình chỉ tồn đọng nhiều với 30.693 vụ (chiếm 46,56% toàn quốc); tiếp đó là TP.HCM 8.666 vụ (chiếm 13,15% toàn quốc)...

Cũng theo Chính phủ, số vụ việc tạm đình chỉ tồn đọng chủ yếu tập trung ở các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 36,66%); trộm cắp tài sản (chiếm 15,39%)...

Các vụ tạm đình chỉ tồn tập trung về việc đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả lớn nhất với 54.961 vụ (chiếm 83,36%).

Với vụ án, tính đến 31-7, cả nước có 108.590 vụ án tạm đình chỉ với 7.891 bị can.

Các địa phương có số lượng vụ án tạm đình chỉ tồn đọng nhiều là TP.HCM 43.552 vụ với 1.599 bị can (chiếm 41,35% về số vụ; 20,46% về số bị can của toàn quốc).

Hà Nội 9.546 vụ với 866 bị can (chiếm 9,06% về số vụ, 11,08% về số bị can của toàn quốc), Đồng Nai 4.961 vụ với 278 bị can...

Số vụ án tạm đình chỉ tồn đọng chủ yếu tập trung vào các tội phạm như trộm cắp tài sản (chiếm 44,10% về số vụ, 11,86% về số bị can); lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 11,7% về số vụ, 14,25% về số bị can)...

Căn cứ các vụ án tạm đình chỉ tồn tập trung theo quy định khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án chiếm phần lớn với 106.351 vụ, 6.467 bị can (chiếm gần 98% số vụ và gần 82% số bị can).

Đối tượng bỏ trốn, hết thời hạn xác minh nguồn tin, buộc tạm đình chỉ

Theo Chính phủ, công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, quy định của pháp luật hình sự chỉ quy định các trường hợp có quyết định truy nã thì không xác định thời hiệu.

Còn những trường hợp có quyết định truy tìm (người bị nghi thực hiện tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị bỏ trốn hoặc không biết ở đâu) vẫn tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, các đối tượng thường lợi dụng bỏ trốn, không hợp tác làm việc, dẫn đến hết thời hạn xác minh giải quyết nguồn tin chưa đủ tài liệu, chứng cứ để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố, buộc phải tạm đình chỉ, từ đó làm tăng số lượng vụ việc tạm đình chỉ.

Một số vụ án, vụ việc liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự thường kéo dài, thậm chí không có văn bản trả lời.

Khi hết thời hạn điều tra vẫn chưa có tài liệu tương trợ tư pháp từ phía nước ngoài nên phải tạm đình chỉ điều tra hoặc chưa có căn cứ để phục hồi giải quyết dứt điểm…

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, Chính phủ nhấn mạnh cần thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó kiến nghị sửa luật, tăng cường hợp tác quốc tế để truy bắt các đối tượng truy nã.

Hai người bỏ trốn vừa ra đầu thú khai gì về bà Nhàn AIC?Hai người bỏ trốn vừa ra đầu thú khai gì về bà Nhàn AIC?

'Làm như thế nào là việc của chúng mày', lời khai của cựu kế toán trưởng AIC về chỉ đạo gắt gao của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn yêu cầu cấp dưới phải tìm mọi cách hợp thức hóa hồ sơ tham gia dự thầu các gói thiết bị y tế tại Quảng Ninh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên