Đáp án cho câu hỏi vì sao biển xanh lại mặn?
Biển cả - nơi không chỉ là nguồn sống của vô vàn sinh vật mà còn là một phần quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu. Một tính chất dễ nhận thấy nhất của nước biển là vị mặn của nước, Vậy vì sao biển xanh lại mặn? Đâu là vùng biển mặn nhất thế giới?
Nước biển có vị mặn chủ yếu là do các khoáng chất và muối hòa tan trong đó, đặc biệt là natri clorua (NaCl). Tuy nhiên, lượng muối bên trong đại dương chỉ là một yếu tố, nước biển mặn như hiện tại đến từ nhiều nguyên nhân và là kết quả của nhiều quá trình tự nhiên.
Các nghiên cứu gần đây cho rằng, thuở sơ khai, biển cổ đại chưa mặn, sau quá trình hơi nước bốc lên và tạo ra những cơn mưa lên Trái đất, trải qua hàng triệu năm, dòng nước ấy đã phá vỡ các lớp địa chất, vận chuyển lượng muối khoáng được hòa tan ra biển, dần dà khiến đại dương mặn hơn.
Mặt khác, chúng ta đều biết rằng khi mặt trời chiếu xuống đại dương, chỉ có nước tinh khiết mới bốc hơi còn lượng muối vẫn sẽ ở lại biển, mây tạo ra mưa và mưa sẽ chảy về sông ngòi, từ đó lại đổ ra biển rồi tiếp tục quá trình hòa tan với muối tích tụ trong biển. Quá trình như thế cứ lặp lại, khiến nước biển vẫn giữ được độ mặn vốn có của nó.
Ngoài ra, quá trình phân hủy các sinh vật biển, sự hoạt động của núi lửa dưới đáy biển và sự bốc hơi nước biển cũng góp phần làm tăng độ mặn. Vòng tuần hoàn này rất quan trọng trong việc duy trì các hệ sinh thái, hỗ trợ hệ động thực vật biển phát triển.
Nước biển thực sự mặn đến mức nào?
Một số nhà khoa học đã ước tính các đại dương trên Trái đất có chứa hơn 50 triệu tỷ tấn chất hòa tan. Nếu như tách hết muối trong nước biển và mang lên mặt đất, chúng ta sẽ có lớp muối dày tới 152m trải đều khắp các lục địa.
Nếu so sánh lượng muối trong nước biển so lượng muối trong ao hồ, ta sẽ có một kết quả đáng kinh ngạc. Các chuyên gia nhận thấy trong 28 lít nước biển chứa khoảng 1kg muối. Trong khi đó, nước trong ao hồ bình thường chỉ có khoảng 4,54g muối các loại. Do đó, có thể suy ra nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.
Vùng có nước biển mặn nhất ở đâu?
Biển đỏ (Red Sea) là một trong những vùng biển có độ mặn cao nhất với gần 4g muối trong 1000g nước biển. Nguyên nhân chính dẫn đến độ mặn cao ở Biển Đỏ là do nhiệt độ bất thường ở khu vực này. Nhiệt độ vào mùa hè ở Biển Đỏ có thể lên đến 40 độ C và độ ẩm cũng tương đối cao, khiến nước bốc hơi mạnh, cùng với ít dòng nước ngọt chảy vào khu vực này. Dù vậy, nước biển Đỏ cũng giàu chất dinh dưỡng, vì thế nên hệ sinh thái ở đây cũng rất phong phú. Biển Đỏ là môi trường sinh sống của hơn 200 loại san hô và hơn 1000 loài động vật không xương sống.
Xem thêm: Bạn có đang uống cà phê đúng cách?
Xem thêm: Sấm sét nguy hiểm như thế nào? Kiến thức cần thiết cho mọi người
Xem thêm: Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang dịch chuyển, nhà nghiên cứu phân tích và dự đoán gì?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận