Alo là gì mà ai cũng nói từ alo khi nghe điện thoại?
‘Alo’, ‘Alo cho hỏi ai vậy?’, ‘Alo tôi nghe’... đã trở thành câu nói đầu tiên của người Việt khi cầm điện thoại lên nghe. Vậy Alo là gì và tại sao khi bắt máy điện thoại, chúng ta lại nói ‘Alo’?
Lịch sử hình thành
Nhà phát minh chế tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên, Alexander Graham Bell đã dùng từ ‘Ahoy’ để mở đầu cuộc trò chuyện từ xa khi nhấc máy lên. Sau đó, từ ‘Ahoy’ trở thành câu cửa miệng chào hỏi tiêu chuẩn mỗi khi nghe điện thoại.
Từ ‘Ahoy’ này bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại (ngôn ngữ được sử dụng tại Anh từ năm 1066 đến cuối thế kỷ 15). ‘Ahoy’ là một phiên bản của từ ‘Hoy’, có nghĩa là xin chào, tương tự như ‘Hey’ hoặc ‘Hi’ của phiên bản tiếng Anh hiện nay. Sau này, từ ‘Ahoy’ này còn được sử dụng giữa các thủy thủ với nhau như là một tín hiệu để gọi tàu, thuyền. Mục đích là để tạo sự chú ý cho các đoàn thủy thủ khác trên biển.
Trong các ngôn ngữ khác, từ ‘xin chào’ cũng có phát âm tương tự, ví dụ như: ‘Hoi’ được sử dụng trong tiếng Hà Lan, tiếng Đức và Thụy Sĩ; ‘Ohøj’ được sử dụng trong tiếng Đan Mạch; ‘Ahoj’ một lời chào phổ biến trong tiếng Séc, Slovak...
Thời điểm xuất hiện ‘Alo’ ở Việt Nam
Theo thời gian, từ ‘Ahoy’ được xem là đã lỗi thời, nên nhà phát minh Thomas Edison đã đề xuất sử dụng từ ‘Hello’, nghĩa là ‘Xin chào’ để thay thế. Sau đó, mỗi quốc gia đều có phiên bản ngôn ngữ riêng của mình để biểu đạt cho ý muốn xin chào khi nghe điện thoại. Từ ‘Allô’ là phiên bản tiếng Pháp của từ ‘Hello’, nhằm xác định người trò chuyện ở đầu dây bên kia.
Vào khoảng cuối thế kỷ 19, điện thoại được du nhập vào Việt Nam. Cách chào ‘Allô’ của người Pháp khi nghe điện thoại trở nên thông dụng với người Việt. Sau một khoảng thời gian, từ ‘Allô’ được biến tấu thành ‘Alo’, như cách người Việt quen dùng các từ mượn của Pháp như cà phê (café), xích lô (cyclo), tấm áp phích (affiche), ăng ten (antenne), ban công (balcon)…
Và thế, như một thói quen truyền cho các thế hệ tiếp theo, người Việt đã sử dụng từ 'Alo' một cách tự nhiên mỗi khi nghe điện thoại.
Xem thêm: AI hiện thân là gì và hoạt động như thế nào
Xem thêm: Lừa đảo bằng AI rất tinh vi vào dịp Tết, người dân cần biết để đề phòng
Xem thêm: Cục Cảnh sát giao thông nói gì về việc thí điểm bỏ đếm giây đèn giao thông?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận