Nhân viên Y tế Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cực nhọc tìm kiếm thông tin trong hàng ngàn hô sơ bệnh án - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết trước tiên việc thay thế này được áp dụng ở các bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.
Và nếu thành công, người bệnh sẽ được lợi nhiều mặt bởi có mã số định danh khi khám chữa bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra tất cả dữ liệu bệnh sử để cho lần điều trị sau...
Vậy giữa mong muốn và việc áp dụng thực tế ở các bệnh viện có gì khó khăn. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, BS CKII Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) đánh giá áp dụng bệnh án điện tử là một bước đi tuyệt vời, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhân công, độ chính xác cao và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Bệnh án điện tử là một bước tiến, giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá được tình trạng bệnh sử (thăm khám ở đâu, bao nhiêu lần, chẩn đoán gì và đã sử dụng loại thuốc gì) của bệnh nhân một cách toàn diện, từ đó có hướng điều trị chính xác. Ngoài việc truyền đạt thông tin giữa các tuyến một cách nhanh nhất, việc áp dụng này còn giúp các nhà nghiên cứu trích xuất dữ liệu bệnh nhân và rút ra được những kinh nghiệm hết sức quan trọng.
BS CKII Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM)
Đó là mong muốn. Theo bác sĩ Việt việc thực hiện còn nhiều khó khăn bởi chưa có lộ trình rõ ràng, đồng bộ. Việc có một số bệnh viện đang triển khai là "word hóa", chứ chưa hẳn là một bệnh án điện tử đúng nghĩa.
"Chẳng hạn như quy định về chữ ký tươi. Yêu cầu với một bệnh nhân trước khi phẫu thuật là phải ký giấy thì giờ họ ký ở đâu, lưu thế nào… Ngoài ra còn các loại giấy tờ khác như thanh toán viện phí, đơn từ, giấy xác nhận bệnh nặng xin về, cam kết liên quan đến thân nhân người bệnh… là cả một vấn đề" bác sĩ Phạm Thanh Việt lý giải.
Cho rằng bệnh án điện tử là một xu hướng bắt buộc, bác sĩ Việt kiến nghị cần có một đề án rõ ràng, từ đó xây dựng một mẫu bệnh án điện tử chi tiết, đạt chuẩn để tất cả các hệ thống bệnh viện thực hiện theo.
Kế đến là phải có sự liên kết các bệnh án lại với nhau, điều này sẽ giúp việc đăng ký chuyển tuyến bệnh nhân từ các nơi thực hiện thông qua hệ thống một cách đơn giản.
Tôi cho rằng, giá trị lớn nhất của bệnh án điện tử là thông tin y tế trọn đời của bệnh nhân chỉ gọi gọn trong một cái mã số và phải làm sao bệnh nhân đi đến chỗ nào bệnh án cũng đi theo được
BS CKII Phạm Thanh Việt
Thủ tục hành chính đơn giản, không còn nhiêu khê là điều ai cũng mong muốn. Và bệnh án điện tử chính là một bước tiến trong hành trình đơn giản hóa thủ tục ấy.
Mời bạn đọc cùng Tuổi Trẻ Online xem một số bức ảnh về "hành trình của một bệnh án" giấy tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM - nơi mỗi ngày tiếp nhận khoảng 500 bệnh nhân thăm khám trong thời khắc chuyển giao sứ mệnh giữa bệnh án giấy và bệnh án điện tử…
Nơi tiếp nhận bệnh. Trên tay bệnh nhân nào cũng cầm hô sơ. Tất cả toàn giấy là giấy... - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhập liệu thông tin hồ sơ bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tất cả mọi thông tin của bệnh nhân đều thực hiện thủ công. Vừa mất thời gian, thông tin đôi khi không chính xác bởi khó đọc - Ảnh: Duyên Phan
Nhân viên y tế phải tốn rất nhiều sức ì ạch bê hồ sơ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Rồi đẩy hồ sơ tư khu này qua khu vực khác để lưu trữ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ký tên, đóng dấu - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sắp xếp ghi mã số hồ sơ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ở bệnh viện tuyến cuối như Chợ Rẫy, việc xử lý, lưu trữ hồ sơ mất rất nhiều thời gian, nhân công - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhân viên y tế vật lộn trong đống hồ sơ bệnh án rất mất sức và thời gian - Ảnh: DUYÊN PHAN
Và để tìm ra được một hồ sơ bệnh án là điều không hề dễ dàng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận