21/09/2022 06:59 GMT+7

Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa có hướng dẫn 8 vị trí công tác trong lĩnh vực đầu tư phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin COVID-19 cho trẻ em; Chính phủ thành lập đoàn liên ngành tháo gỡ thẻ vàng thủy sản... là các tin đáng chú ý.

Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 1.

Sản xuất hàng dệt may tại một doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC

Tám vị trí công tác đầu tư tại địa phương phải định kỳ chuyển đổi

Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa ban hành thông tư 18 xác định danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực đầu tư ở địa phương phải định kỳ chuyển đổi. Cụ thể gồm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; thẩm định dự án; đấu thầu và quản lý đấu thầu.

Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn; quản lý quy hoạch; quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế; quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Theo thông tư, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc là từ đủ 3 năm đến 5 năm.

TP.HCM họp về tình hình giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất

Dự kiến hôm nay 21-9, Sở Giao thông vận tải TP.HCM họp và nghe báo cáo của các đơn vị về tình hình giao thông vận tải khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Đây là cuộc họp để lắng nghe và bàn các giải pháp tiếp theo xung quanh sự chuyển biến giao thông tại khu vực này, sau hơn 1 tháng sở triển khai các biện pháp chấn chỉnh sự "bát nháo" tại đây.

Đầu tháng 8 vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Động thái này nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cũng như phối hợp xử lý triệt để tình trạng "cò mồi" chèo kéo, bắt khách…

Vào tháng 7, Tuổi Trẻ đã có loạt bài phản ánh và diễn đàn về tình trạng taxi tắt đồng hồ, xe dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất hét giá gây khó khăn cho người dân.

Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 2.

Khám sàng lọc trước khi tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi - Ảnh: NAM TRẦN

TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin COVID-19 cho trẻ em

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 18-9, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 mũi 1 đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 62,4% (thấp hơn 25,6% so với trung bình cả nước), mũi 2 là 34,6% (thấp hơn 25,1% so với trung bình cả nước).

Cũng theo sở này, hiện TP còn 25.689 liều vắc xin, trong đó có 20.327 liều VeroCell, 0 liều Moderna (trẻ em), 320 liều Pfizer (trẻ em) và 3.042 liều Pfizer (người lớn).

Trước đó, ngày 13-9 Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur TP được phân bổ thêm 23.000 liều vắc xin Pfizer, để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 9 và 10.

Riêng vắc xin Moderna đang chờ Bộ Y tế phân bổ, sở này đã có văn bản khẩn đề nghị các bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám đa khoa tiếp nhận, sử dụng và bảo quản vắc xin COVID-19 đúng kế hoạch, tránh thất thoát vắc xin.

Sở cũng đề nghị các đơn vị trên xây dựng kế hoạch tiêm chủng cụ thể để kịp thời dự trù vắc xin và chịu trách nhiệm với việc sử dụng vắc xin đã dự trù, tránh việc hủy vắc xin do hết hạn. Trong trường hợp chưa dùng hết lượng vắc xin được phân bổ cần chủ động thông báo cho sở và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để điều chuyển.

Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 3.

Sau một năm đi vào hoạt động, đến tháng 3-2020, khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai 2 thông báo chính thức tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện tiếp tục bị bỏ hoang - Ảnh: NAM TRẦN

Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc giá thuốc

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành chỉ thị 16 để giải quyết các vướng mắc lớn nhất ngành y tế đang gặp phải. Trong đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các thông tư có liên quan, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. 

Rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc thực hiện thủ tục mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám, chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành đối với thuốc, trang thiết bị y tế. 

Kịp thời hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện quy định liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, tạo sự yên tâm cho cán bộ, công chức thực thi công vụ, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám chịu trách nhiệm.

Phó thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì đánh giá hai năm thực hiện tự chủ bệnh viện theo nghị quyết 33 ngày 19-5-2019 và đề xuất cụ thể với Chính phủ các giải pháp phù hợp.

Phối hợp với các bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp khẩn trương có phương án tháo gỡ các khó khăn, tồn tại, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức...

Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 4.
Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 5.
Tin sáng 21-9: Tám vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi; TP.HCM chỉ còn 320 liều vắc xin trẻ em - Ảnh 6.
Tin sáng 20-9: Đón xem bài điều tra trên báo in Tuổi Trẻ: Tin sáng 20-9: Đón xem bài điều tra trên báo in Tuổi Trẻ: 'Hô biến rau chợ thành rau 3 sạch ra sao?'

TTO - Xử lý nghiêm đối với các tàu cá "3 không"; Hà Nội thực hiện đề án sàng lọc Thalassemia trong cộng đồng; Tổ chức lễ cưới tập thể theo nếp sống văn minh cho 30 cặp đôi; TP.HCM có mưa to... là một số tin đáng chú ý hôm nay.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên