13/11/2018 10:11 GMT+7

Thế lực thù địch leo thang các hoạt động bạo lực, gây rối

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - "Các tổ chức phản động tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thâm độc" - nhận định của Chính phủ trong báo cáo về tình hình, kết quả phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2018.

Thế lực thù địch leo thang các hoạt động bạo lực, gây rối - Ảnh 1.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết tình hình tội phạm vẫn diễn biến rất phức tạp - Ảnh: Quochoi.vn

Hôm nay 13-11, Quốc hội sẽ dành cả ngày để nghe và thảo luận các báo cáo của Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan tư pháp về tình hình đấu tranh phòng chống, xử lý các loại tội phạm và công tác thi hành án.

Tính chất nghiêm trọng, cường độ bạo lực gia tăng

Trình bày báo cáo về tình hình phòng chống tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Tô Lâm cho biết nỗ lực của cả hệ thống chính trị và lực lượng chức năng trong năm 2018 đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp liên quan đến biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại.

Mặc dù vậy, Chính phủ cũng thừa nhận tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. 

"Đáng lưu ý, các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc tạo sự hoài nghi, gây ra tâm trạng bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân, từ đó kích động tập trung đông người gây rối, leo thang các hoạt động bạo lực, khủng bố phá hoại", bộ trưởng Tô Lâm nói.

"Tình hình an ninh mạng; an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh các vùng chiến lược còn tiềm ẩn nhiều phức tạp".

Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy tội phạm vi phạm pháp luật về trật tự xã hội tuy giảm 2,72% về số vụ, nhưng tính chất vẫn nghiêm trọng, cường độ bạo lực gia tăng. 

Hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm có sự đan xen, gắn kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực, triệt để lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp để hoạt động phạm tội, nhất là liên quan đến lĩnh vực "tín dụng đen", kéo theo tình trạng siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật... tại nhiều địa phương.

Tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội; bạo hành, xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng. Tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ cao, thủ đoạn tinh vi, tính chất manh động.

Số liệu tổng hợp cho thấy số vụ phạm pháp hình sự giảm 2,72%; tỉ lệ điều tra, phá án đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra), với án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 88,53%; giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 87,2%; triệt phá 3.580 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại; bắt, vận động đầu thú, thanh loại 6.360 đối tượng truy nã, trong đó có 1.389 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Thế lực thù địch leo thang các hoạt động bạo lực, gây rối - Ảnh 3.

Bộ trưởng Tô Lâm (phải) trao đổi với đại biểu Quốc hội bên hành lang Quốc hội - Ảnh: LÊ KIÊN

Có "nhóm lợi ích" thâu tóm đất công

Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, theo Chính phủ, vẫn diễn ra phức tạp, nhất là "tham nhũng vặt" trong khu vực hành chính, dịch vụ công. 

Qua các vụ án đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng tạo ra các "nhóm lợi ích" nhằm thâu tóm đất công; cho vay sai nguyên tắc, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra phổ biến, nhất là lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý, xử lý chất thải nguy hại, nước thải công nghiệp; nhập khẩu phế liệu; khai thác cát, sỏi trái phép; vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng...

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, nhất là làm giả thẻ thanh toán dịch vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán tiền ảo; cờ bạc, cá độ bóng đá trên mạng Internet thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Hoạt động của tội phạm ma túy diễn ra nghiêm trọng và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn, tuyến vận chuyển. Xu hướng mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng, xuất hiện nhiều dạng ma túy mới đang thu hút giới trẻ sử dụng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng...

"Cột chặt" trách nhiệm người đứng đầu

Về giải pháp, nhiệm vụ năm 2019, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh: "Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này".

Ông Tô Lâm cho biết các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội phạm có tổ chức, nhất là liên quan đến "tín dụng đen", núp bóng doanh nghiệp; tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về ma túy...

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội đẩy mạnh công tác giám sát đối với các bộ, ngành, địa phương, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, để có giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Thế lực thù địch leo thang các hoạt động bạo lực, gây rối - Ảnh 4.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình khẳng định ngành đã áp dụng nhiều "giải pháp đột phá" trong công tác xét xử - Ảnh: LÊ KIÊN

Đã kiểm soát chặt chẽ "án treo"

Trình bày báo cáo công tác của ngành tòa án, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết trong năm qua ngành đã áp dụng nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng xét xử, phòng ngừa sai phạm. 

Một trong những nội dung đáng chú ý là "việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, nhất là các bị cáo phạm tội về tham những được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật".

Với các vụ việc dân sự và vụ án hành chính, chánh án cho biết đã chú trọng việc tổ chức đối thoại và hòa giải. Các tòa án đã chủ động phối hợp với các trung tâm quản lý người nghiện tổ chức các phiên họp ngay tại trung tâm để xem xét, giải quyết kịp thời các hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, qua đó góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự của các địa phương.

Mô hình phòng xét xử mới cũng được triển khai: vành móng ngựa được thay bằng bục khai báo; vị trí của luật sự và đại điện viện kiểm sát được bố trí ngang hàng, thể hiện sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội theo nguyên tắc tranh tụng.

Đã có quy định riêng về "phòng xét xử thân thiện" phục vụ xét xử các vụ án hôn nhân, gia đình và người chưa thành niên, có khu vực dành riêng cho các phóng viên báo chí.

Theo chánh án, mô hình phòng xét xử mới là bước tiến bộ của cải cách tư pháp và đã nhận được sự đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước.

Tham gia khủng bố sẽ được Tham gia khủng bố sẽ được 'phong hàm tướng, tá, tỉnh trưởng'?

TTO - Liên quan vụ nổ tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, nhiều nghi can bị bắt cho biết tổ chức khủng bố, phản động hứa hẹn khi tham gia sẽ được phong hàm "tướng, tá, tỉnh trưởng"…

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên