09/04/2019 17:46 GMT+7

Thay vì ngưỡng mộ Khá Bảnh, bạn có thể tự mình trở thành anh hùng

PHƯƠNG TRINH
PHƯƠNG TRINH

TTO - Đây là một bài viết phản hồi các bài báo về bạo lực học đường và các 'hiện tượng mạng' từng có tiền án tiền sự trở thành thần tượng của giới trẻ. Tuổi Trẻ Online giới thiệu để rộng đường dư luận...

Thay vì ngưỡng mộ Khá Bảnh, bạn có thể tự mình trở thành anh hùng - Ảnh 1.

Đừng trở thành khán giả, thay vì thế có nhiều cách khác. Ảnh: Nhóm thanh niên đeo khẩu trang, cầm hung khí trên đường phố - nguồn: FACEBOOK THINH PHUC

Chào bạn, nhân vật của đám đông chứng kiến cảnh bạn bè đồng trang lứa bị đánh đập, sỉ nhục với nhiều thái độ khác nhau: hoặc tán thưởng vì xem đó là sự mạnh mẽ, hoặc sợ hãi, hoặc tò mò!  

Chào bạn, nhân vật của đám đông tung hô những 'hiện tượng mạng' từng có tiền án tiền sự như những thần tượng! 

Tận sâu trong lòng mỗi chúng ta, trong đó có bạn, là khát vọng trở nên ĐẶC BIỆT. Thay vì chỉ mơ ước được đặc biệt rồi hòa vào đám đông bất lực trước nạn bạo hành, trước nỗi đau của người khác hay tung hô những anh hùng ảo dám "chơi lớn": đốt xe máy, dàn hàng ngang chụp hình trên đường cao tốc..., bạn hoàn toàn có thể trở nên ĐẶC BIỆT, trở thành anh hùng trong đời thật bằng những hành động thiết thực mà đơn giản, không nguy hiểm cho bản thân. 

Nhà tâm lý Diane Tillman, đang làm việc cho Liên Hiệp Quốc tại Mỹ ở cả cấp độ địa phương, khu vực và quốc gia, từng gợi ý những cách để hỗ trợ người bạn đang bị bắt nạt mà vẫn bảo đảm an toàn cho mình. 

Ở mức độ chỉ là những cuộc cãi vã nhỏ, chúng ta có thể giải cứu bạn đang bị bắt nạt bằng cách kéo bạn mình rời khỏi hiện trường, đồng thời nói một câu để đối tượng đang bắt nạt không cảm thấy bị xa lánh và sẽ dễ dàng hòa thuận với bạn bè trở lại khi đã bình tĩnh hơn. 

Ví dụ, bạn có thể nói: "Minh à, hôm nay cậu hơi khác mọi ngày. Ngày mai, tớ tin rằng cậu sẽ thấy dễ chịu hơn". 

Ở mức độ xảy ra ẩu đả nhỏ, để bảo đảm an toàn cho mình, nhà tâm lý Diane Tillman đề nghị bạn không trực tiếp can thiệp mà hãy giữ một khoảng cách và gọi lớn tên của người mà bạn biết trong nhóm. Ví dụ: "Dương, thầy Thắng đang tìm cậu kìa!". 

Cách này có thể tạm thời khiến cuộc ẩu đả nhỏ dừng lại. Đây được gọi là cách đánh lạc hướng, được xem là nghệ thuật phi bạo lực trong việc giảm và ngăn chặn nạn bắt nạt. 

Ở mức độ xung đột lớn xảy ra (như trong các clip ở Nghệ An, Hưng Yên...), bạn có thể giữ khoảng cách an toàn và gọi số khẩn cấp để cảnh sát can thiệp. 

Tiến sĩ Diane Tillman phân tích rằng bạn đừng vì tò mò, sợ hãi mà đứng bất động theo dõi những hành động bạo lực vì như vậy bạn vô tình trở thành "khán giả" của đối tượng đang bắt nạt, đối tượng ấy thấy có người xem mình sẽ càng tỏ ra hung hăng hơn. 

Hôm nay chúng ta là người chứng kiến, ngày mai chúng ta cũng có thể là nạn nhân nếu cứ tiếp tục vô cảm trước hoạn nạn của người khác. 

Bạn - người bạn ở trong đám đông chứng kiến những vụ bạo lực học đường - có thể trở thành anh hùng, có thể hài lòng với chính mình, can đảm làm điều có ích mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân. 

Khi đã hài lòng với chính mình, bạn cũng không cần phải xem và ngưỡng mộ các anh hùng ảo trên mạng xã hội bởi bạn đã hành động một cách chính nghĩa trong thực tế. 

Giang hồ online, giang hồ livestream, giang hồ Giang hồ online, giang hồ livestream, giang hồ 'như phim'

TTO - Giang hồ gì mà "hết ngày dài rồi lại đêm thâu" livetream "chém gió, chửi thề", đóng phim đủ kiểu. Dường như 'giang hồ mạng' thoát khỏi nghĩa đen của nó, khi họ là những người có lượt lớn người theo dõi (follows); tỉnh bơ đưa tin "như phim".

PHƯƠNG TRINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên