Người dân xếp hàng tiêm vắc xin bên ngoài Trung tâm Tiêm chủng trung ương, Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS
"Kinh nghiệm trước đây của chúng tôi cho thấy tiêm dưới da chỉ dùng lượng vắc xin bằng 25% lượng vắc xin khi tiêm bắp, nhưng vẫn tạo ra mức độ miễn dịch tương tự tiêm bắp", cục trưởng Cục Y khoa thuộc Bộ Y tế Thái Lan Supakit Sirilak cho biết.
Ông Supakit nói nếu nghiên cứu xác nhận việc tiêm dưới da có hiệu quả, dựa trên bất kỳ loại vắc xin nào, Thái Lan có thể tiêm được cho lượng người nhiều gấp 4-5 lần với cùng một lượng vắc xin.
Theo Hãng tin Reuters, Thái Lan trong những tuần gần đây ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục, trong khi tổng số ca nhiễm đã vượt 1 triệu ca.
Thái Lan đã tiêm vắc xin cho 8,3% dân số kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng vào tháng 6.
Mặc dù đã sản xuất vắc xin cho AstraZeneca và đặt mua nhiều loại vắc xin khác nhau, Thái Lan vẫn đang phải chật vật để đảm bảo nguồn cung vắc xin đủ nhanh để tiêm chủng.
Thái Lan thậm chí đã tìm cách mượn vắc xin từ Bhutan và đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới kết hợp tiêm vắc xin Trung Quốc với vắc xin do phương Tây phát triển trong tháng 7.
Từ hôm 12-7, Thái Lan đã bắt đầu tiêm vắc xin AstraZeneca cho những người đã tiêm 1 liều Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Sinovac thuộc loại vắc xin virus bất hoạt, trong khi AstraZeneca được phát triển bằng công nghệ vector virus.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận