03/02/2021 11:29 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Tết Vũ Hán của vợ chồng tôi giữa tâm dịch COVID-19

NHÂN TRẦN - HOÀI VŨ
NHÂN TRẦN - HOÀI VŨ

TTO - Facebook của tôi nhắc kỷ niệm cái tết đặc biệt một năm trước, đó là ký ức kinh hoàng khi cả gia đình tôi bị kẹt lại ở tâm dịch Vũ Hán. Trong mỗi cơn ác mộng, tôi luôn thấy mình lạc giữa sa mạc, bất lực và cô đơn.

Tết xưa - Tết nay: Tết Vũ Hán của vợ chồng tôi giữa tâm dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Gia đình tác giả trong cái tết kinh hoàng ở Vũ Hán

Lời tòa soạn: Đây là một bài viết khá đặc biệt. Đầu tiên, hộp thư tet@tuoitre.com.vn nhận được câu chuyện kể của bạn Nhân Trần, câu chuyện chân thực ấy đã được lựa chọn để chờ đăng tải.

Vài ngày sau, hộp thư nhận tiếp được câu chuyện của bạn Hoài Vũ, dù cách kể khác nhưng một số chi tiết đã khiến cho biên tập viên phụ trách diễn đàn nhận ra ngay là cùng một câu chuyện với bạn Nhân Trần.

Sau khi trao đổi, được biết hai bạn Hoài Vũ và Nhân Trần là vợ chồng, họ cùng có kỷ niệm "Vũ Hán" là điều dễ hiểu. Thế nên bài viết sẽ là của cả hai bạn, một cặp vợ chồng trải qua những giờ phút kinh hoàng ở Vũ Hán, kể lại.

Toàn thân trùm áo mưa, tay đeo găng cao su và khuôn mặt bịt khẩu trang kín mít, tôi run run hé cửa nhìn ra ngoài. Hành lang chung cư không một bóng người, thang máy cũng im ắng.

Bình thường, ở cái tòa chung cư 22 tầng này thang máy lúc nào cũng chen chúc. Những hộ ở tầng trên cùng như chúng tôi có khi phải đợi hơn 10 phút thang mới lên tới. Vậy mà bây giờ tất cả đều vắng tanh.

Ông bảo vệ ngồi ở quầy nhìn thấy tôi chỉ khẽ gật đầu. Đường phố Vũ Hán yên tĩnh đến kỳ lạ, trái ngược với cái ồn ào tấp nập trước đây.

Tôi cần phải khẩn trương, bởi chính quyền đã thông báo từ 10h sáng sẽ phong tỏa thành phố, hạn chế người ra đường để phun hóa chất khử trùng. Hôm ấy là ngày 23-1, tức là 29 tháng chạp - Tết Canh Tý.

Tôi chạy xe điện đến siêu thị. Siêu thị cũng vắng tanh, chỉ lác đác vài người trùm đồ bảo hộ kín mít. Nhìn thấy tôi họ vội tránh qua góc khác. Tôi cũng chẳng để tâm, nhanh chóng sà vào quầy thực phẩm, cố gắng nhét đầy cái túi xách cỡ lớn.

Chưa có lần đi chợ Tết nào lại vội vã và đầy sợ hãi như vậy. Thoáng chốc đã gần 10h, tôi quét mã thanh toán rồi ì ạch vác cái túi đựng đầy thực phẩm ra xe, nhanh chóng quay về. Đến nhà, tôi lột tất cả áo mưa, găng tay, khẩu trang đem vứt vào thùng rác rồi mới vào phòng.

Quê tôi ở Quảng Bình. Hồi còn ở Việt Nam cứ tầm này mỗi năm là mấy anh chị em lại rủ nhau đi chợ. Chợ quê tôi thường chỉ bắt đầu đông từ những ngày giáp Tết, sau khi mọi nhà đều đã gieo xong vụ mùa. Những đứa trẻ được người lớn cho đi theo khuôn mặt ánh lên niềm háo hức không giấu được.

Quầy bánh kẹo của dì Tư năm nào cũng đông khách bởi tính dì dễ mến, giá cả lại phải chăng. Phía ngoài cổng chợ có thêm mấy người thợ vẽ từ nơi khác đem tranh đến bày bán.

Trong khi mấy chị em phụ nữ đi sắm đồ Tết, cánh đàn ông chúng tôi đi tìm mua đào về chưng. Đào quê tôi ít hoa, lá cũng nhiều hơn đào Nhật Tân ngoài Hà Nội. Chúng tôi thường lựa những cành có hoa chỉ mới chúm chím nụ về đặt ở phòng khách.

Buổi chiều, mấy anh em lau chùi bàn thờ, lấy đôi lư đồng ra dùng tro bếp đánh cho bóng lên. Mạ tôi đem những tàu lá chuối phơi lên hàng chè tàu để ngày 30 gói bánh.

Buổi tối cả nhà dọn cơm lên chiếc chõng tre ngoài hiên, vừa ăn vừa kể chuyện, tiếng cười tràn ngập cả ngôi nhà nhỏ. Không khí Tết bắt đầu rộn ràng từ những ngày như thế.

Vợ chồng tôi đều sang Vũ Hán học nên đưa luôn cả con theo. Tết năm rồi dịch bệnh bùng lên dữ dội, chúng tôi không may ở ngay tâm dịch khiến người thân lo lắng đứng ngồi không yên.

Đêm giao thừa ở xứ này lạnh cắt da cắt thịt. Bày mâm cúng hướng về phương Nam, tôi kính cẩn thắp nén nhang, miệng lầm rầm khấn vái. Bất giác, tôi nhìn sang, thấy vợ cũng đang đăm đăm nhìn vào khoảng không xa xăm.

Hồi ba còn chưa mất, đêm giao thừa nào chúng tôi cũng ra nhà văn hóa xã cùng bạn bè đếm ngược đón năm mới. Về đến nhà ba đã cúng xong xuôi, cả nhà hạ cỗ xuống chén một bụng no nê rồi đi ngủ.

Sau khi ba mất, đêm giao thừa chúng tôi không đi chơi nữa. Anh cả lo bàn thờ trong nhà, tôi phụ trách mâm cúng ngoài sân. Mâm cúng đã được mạ chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉ việc diễn thôi mà thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải quay qua hỏi: "Chừ khấn chi mạ hè?".

Tiếng còi từ chiếc xe cứu thương đã kéo chúng tôi trở về với thực tại. Giao thừa là khoảnh khắc mang theo hy vọng của mọi người về một năm mới tươi sáng hơn, thế nhưng giao thừa năm ấy của chúng tôi lại chỉ là những tiếng thở dài.

Chúng tôi cố đắm mình trong hoài niệm nhưng rồi vẫn không quên đi được cái hiện thực nghiệt ngã. Tôi bật Zalo gọi về cho mạ. Đầu bên kia mọi người xúm lại quanh màn hình điện thoại, khuôn mặt ai cũng lộ rõ nét lo âu.

Chưa nói được câu nào mạ đã òa lên khóc. Tôi cố nhìn khuôn mặt mạ thật lâu, trái tim như thắt lại. Một ý nghĩ thoáng qua: "Biết đâu ngày mai đây không còn về bên mạ được nữa...".

Việc đầu tiên trong buổi sáng mùng 1 Tết của gia đình chúng tôi khi còn ở quê là cùng nhau đi ra nghĩa trang thắp nhang. Đường đi băng qua những con đồi mọc đầy sim, nơi hồi nhỏ chúng tôi vẫn hay thả trâu đánh trận giả.

Đám trẻ con được người lớn chở đi thích chí chọc phá nhau cười rộn rã. Những ngôi mộ của gia đình tôi luôn gắn với một câu chuyện ly kỳ nào đó. Những câu chuyện ấy năm nào chúng tôi cũng được ba kể cho nghe.

Tôi nhớ nhất là chuyện về mối tình của ông bà cố. Ông cố ngày xưa là đô vật có sức khỏe phi thường. Mùa lũ năm ấy đê làng bị vỡ, nước bắt đầu tràn vào làng.

Ông cố một mình vác cây đa cổ thụ chắn ngang dòng nước lũ, trai tráng theo đó mà đắp bao cát vá chỗ đê bị vỡ, kịp cứu được làng trước dòng nước dữ. Bà cố, người con gái đẹp nhất vùng đã từng từ chối nhiều gia đình giàu có, vì cảm phục mà đã quyết định nên duyên vợ chồng với ông.

Bị kẹt lại ở Vũ Hán, sáng mùng 1 Tết chúng tôi không được cùng mọi người đi qua những con đồi mọc đầy sim để thắp nén nhang lên phần mộ tổ tiên. Chúng tôi chỉ có thể ôm con ngồi bên khung kính cửa sổ nhìn từng chiếc xe cứu thương chạy qua chạy lại dưới đường.

Con bé ngây thơ hỏi: "Chúng ta mở cửa được không ba?". Tôi chỉ biết ôm con vào lòng dỗ: "Lúc này thì không được con ạ!". Con bé có chút hờn dỗi. Nó còn quá nhỏ để hiểu cái hiện thực khủng khiếp đang diễn ra ngoài kia.

Tôi thấy mình cần phải làm điều gì đó để phá tan cái bầu không khí u ám ấy. Và thế là tôi bắt đầu kể cho con nghe những câu chuyện gia đình chúng tôi vẫn thường hay kể bên mâm cơm ngày Tết.

Con bé háo hức nuốt lấy từng lời của tôi, chốc chốc lại chêm vào mấy câu ngô nghê: "Thiệt hở ba?". Cứ thế, những câu chuyện "xưa như trái đất" ấy đã dần vực dậy tinh thần của chúng tôi trong thời khắc khó khăn nhất.

Rồi chuyến bay di tản của Chính phủ đưa những công dân mắc kẹt ở Vũ Hán về quê hương cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Giờ đây, chúng tôi lại có thể cùng nhau sum họp bên gia đình thân yêu của mình.

Bên mâm cơm dọn trên chiếc chõng tre ngoài hiên, trong cái se lạnh của buổi tối mùa xuân, tôi bắt đầu kể cho mọi người nghe về những ngày ba người chúng tôi đón cái Tết kinh hoàng nhất cuộc đời ở tâm dịch Vũ Hán năm ấy.

Mẹ đã tạo ra một điều kỳ diệu ở Vũ Hán

Tết năm nay kỳ lạ quá. Ngoài kia gió xuân vẫn dịu, nắng xuân vẫn hiền, nhưng lòng người lại ngổn ngang với nỗi lo mang tên "Covid". Những người thân yêu của tôi đã trả lại tấm vé trở về đoàn viên trong tiếng thở dài. Với tôi, chưa bao giờ Tết lại đến trong nỗi hụt hẫng và cô đơn như thế.

Facebook của tôi nhắc kỷ niệm cái tết đặc biệt một năm trước, đó là ký ức kinh hoàng khi cả gia đình tôi bị kẹt lại ở tâm dịch Vũ Hán. Trong mỗi cơn ác mộng, tôi luôn thấy mình lạc giữa sa mạc, bất lực và cô đơn. Tiếng còi xe cứu thương vang lên khiến tôi bừng tỉnh, nước mắt ràn rụa ướt cả vạt tóc dài của cô con gái đang nằm cạnh.

Từ tầng cao khu chung cư, tôi vừa nấu ăn vừa nhìn xuống cửa sổ. Đường phố Vũ Hán vắng lặng đến tê tái, mang theo nỗi bất an. Tôi bật ra một tiếng ho khan, tự dưng cảm giác khó thở nơi lồng ngực, tay run run đánh rơi cả đôi đũa đang cầm.

Có những lúc, tâm bệnh còn nguy hiểm hơn dịch bệnh. May sao, trong những ngày đỉnh dịch ở xứ người, gia đình tôi có một nơi nương tựa để vơi bớt cô đơn và vực dậy tinh thần, nơi đó là ký ức Tết quê nhà.

Đêm ba mươi ở Vũ Hán, tôi quyết định nấu một nồi nước lớn, đập vào miếng gừng và vài nhánh sả, cắt thêm vỏ bưởi và trịnh trọng tuyên bố: "Mời cả nhà mình tắm tất niên!". Con gái tôi, ánh mắt mừng rỡ nói như reo: "Mẹ đã tạo ra một điều kỳ diệu ở Vũ Hán".

Tôi nhớ giây phút hạnh phúc nhất trong ký ức của tôi là khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần nấu bánh chưng đêm cuối năm, ở quê. Ngoài kia là khí trời giao hòa, bên bếp lửa bập bùng là lòng người giao hòa, ấm áp và bình yên biết bao!

Chính ký ức nồng nàn và êm dịu ấy đã khiến ba con người nhỏ bé ở Vũ Hán vơi bớt cô đơn và nỗi nhớ quê nhà.

Hoài Vũ

Tính đến 24h ngày 2-2, sau 20 ngày phát động, đã có 777 bài dự thi gửi đến tham gia diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn các bạn đọc sau đã email gửi bài dự thi đến địa chỉ tet@tuoitre.com.vn:

Ngày 1-2: Thuy Le, Chinh Nguyen Thi, Minh Kha, Huu Nhan Nguyen, Trần Thời, ZooM TV, Linh Duong Chanel, Huynh Thi Hue, Nẻo Về Thiện Lành, Đỗ Thị Ngọc Yến, Nhi Hoàng, Tuấn Nguyễn Minh, Thu Vân Ngô, Luu Nam, Dung Nguyen, Bổng Đức, Hoang Minh Huong, Tran Huong Giang, Hoàng Uyên Trần, Ngoc Minh, Trong Cu Ngo, Uyen Thao Ho, Pham Minh Tuan, Cao Xuan Thu Ngoc, Nhung Lê Thị, Thuận Nguyễn, Vanessa Le, Duy Tran, Nguyệt Đinh, Vân Hữu, Nguyễn Hạnh Phước An.

Ngày 2-2: Long Duong, Vũ Thu Hà, Đặng Trung Thành, Hưng Thái, Thủy Vũ, Kevin, Thìn Võ, Nguyen Thi Xuan Hong, Mai Anh Nguyễn, Hoai Vu, Cuong Kim, Duong Van Giau, Nguyenuthang, Vân Trần, Nhà C14 SOS Đà Lạt, Mai Thị Bảo Lan, Thu Vu Thi, Linh Le, Nguyễn Phượng, Le Minh Thanh, Pham Minh Tuan, Saigon Le, Cần Đinh Đức, Mua Xuan, Trần Hoàng Nhi, Muoid9 Tran, Hạnh Lâm, Toan Dang, Phuong Tran, Duy Tran, Chau Le, Ngữ Văn Thầy Din, Nguyễn Thị Minh Ngọc.

980x320 (1)

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa -Tết nay: Tết xưa -Tết nay: 'Mẹ ơi, hăm sáu con về'

TTO - Cuộc điện thoại giữa chiều của mẹ làm lòng tôi chùng xuống, tôi thấy có lỗi với mẹ quá, muốn gọi lại nói gì đó với mẹ, nhưng vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết thế nào, nói rồi lỡ không về được như những năm trước, sợ mẹ ngóng rồi lại thêm buồn.

NHÂN TRẦN - HOÀI VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên