Như một trò đùaVụ “bỗng dưng mất 135”: Sẽ kỷ luật cán bộ làm saiKỷ luật nhiều cán bộ sai phạm
Những thiệt hại của công ty ông Nguyên sẽ phải được cơ quan chức năng bồi thường dù có thể sự bồi thường chưa đủ đền bù những thiệt hại mà công ty gia đình ông phải chịu. Ai sai trong việc cấp phép “nhầm” này, Sở Kế hoạch - đầu tư Bắc Ninh hay phòng đăng ký kinh doanh nằm trong sở này, vấn đề vẫn còn đang tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn rằng kinh phí dùng để bồi thường thiệt hại này cho doanh nghiệp sẽ được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thời gian qua, tình trạng cơ quan nhà nước hành xử sai dẫn đến những thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần cho người dân, cho doanh nghiệp liên tục xảy ra từ trong lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính đến hoạt động tố tụng hình sự, thi hành án...
Trong một số vụ việc, người bị thiệt hại đã phần nào hài lòng vì cách xử lý, giải quyết đền bù nhanh và thỏa đáng của cơ quan chức năng. Nhưng điều mà công luận quan tâm là trong các vụ việc đó, những người thực thi công vụ sai phạm dẫn tới việc bồi thường đã bị xử lý và phải bỏ tiền túi ra hoàn trả kinh phí của Nhà nước như thế nào? Mức độ hoàn trả ra sao, có đủ để ngăn ngừa răn đe các trường hợp khác tái diễn?...
Theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, và nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật, người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại ngoài việc bị xử lý kỷ luật có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Mức độ hoàn trả phụ thuộc mức độ lỗi của người thi hành công vụ, mức độ thiệt hại và điều kiện kinh tế người vi phạm, với mức phạt tối đa không quá 36 tháng lương cho lỗi cố ý và không quá ba tháng lương cho lỗi vô ý của người vi phạm.
Tuy nhiên, cả luật và nghị định đều không giải thích rõ ràng thế nào là lỗi vô ý hay cố ý. Theo cách phân chia như vậy, trong hầu hết trường hợp, lỗi của người vi phạm đều có thể xếp vào lỗi vô ý bởi họ có thể viện dẫn lý do không nắm được quy định này, thông tư kia... nên vô tình phạm lỗi và chỉ phải hoàn trả tối đa ba tháng lương... Với nhiều vụ vi phạm Nhà nước phải bồi thường tiền tỉ như hiện nay, mức độ phải hoàn trả của người vi phạm như vậy quá thấp không đủ sức răn đe, gây tổn hại lớn cho ngân sách.
Để tăng cường ý thức trách nhiệm và chất lượng chuyên môn của đội ngũ công chức, tránh để xảy ra những lỗi vi phạm do không nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm kém của những người thực thi công vụ, cần xem xét lại những quy định về hoàn trả tiền bồi thường và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Cần quy định rõ ràng các mức độ lỗi về chuyên môn nghiệp vụ, về ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ, làm cơ sở cho các mức hoàn trả bồi thường cũng như tăng mức hoàn trả tối đa so với quy định hiện hành. Việc hoàn trả của người vi phạm cũng cần được thông tin cho báo chí và các phương tiện truyền thông để người dân được biết.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Gạc Ma cần vào sách giáo khoaBiển báo “bẫy” người đi đườngĐể bảo hiểm y tế tiện dụng hơnKhó tìm địa chỉ để hiến giác mạc?Giấy chủ quyền mỗi nơi mỗi kiểu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận