Đó là bình luận của bạn đọc Hữu Thắng cho bản tin Đối phó với bạo lực học đường: Tăng camera và giám thị (Tuổi Trẻ ngày 3-4).
Bạn đọc Hữu Thắng đề xuất: Nên giảm tiết học, môn học, tăng thời gian, kinh phí cho dã ngoại và thực hành. Căng thẳng về lịch học dễ gây ức chế cho học sinh và là một trong những nguyên nhân của bạo lực.
Bạn đọc Nguyễn Việt Hải chỉ ra một thực tế: Giám thị và camera mất tác dụng khi học sinh hẹn nhau ra ngoài khu vực trường học để đánh nhau. Thực tế, thời gian vừa qua có nhiều vụ đánh nhau không diễn ra trong lớp hoặc trong trường.
Chiều 25-3, trong lúc học thể dục hai em T.N.H., lớp 6A2 và N.T.C.P., lớp 6A4 “liếc nhau” và có lời qua tiếng lại (do đã có mâu thuẫn từ trước). Hai em hẹn nhau sau giờ tan học đến cầu Rạch Ruộng nhỏ (nằm trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, Cà Mau) đánh nhau. Địa điểm đánh nhau ngoài trường. Điều đáng nói khi hai học sinh đánh nhau, các bạn không can ngăn mà đứng xem, la hét, cổ vũ. |
Bàn về câu chuyện bạo lực học đường, bạn đọc Giang Tran viết: Hiện nay có một xu thế đã hình thành và đang phát triển trong giới học sinh. Đó là "luật im lặng". Vì vậy để có thể nhanh chóng phát hiện những vụ bạo lực học đường, cả xã hội, ngành giáo dục và gia đình cần phải tấn công và phá vỡ mắt xích im lặng này...
"Và khi đã phát hiện được rồi, cần phải nhanh chóng xử lý phù hợp và kiên quyết. Đặc biệt là ngành giáo dục không vì thành tích mà bao che, ém nhẹm... vì việc này chính là dung túng và dung dưỡng cho tệ nạn này có đất phát triển ngày càng nguy hiểm" - bạn đọc Giang Tran phân tích.
Bạn đọc Troithan chia sẻ: Tăng thời gian sinh hoạt cộng đồng, tăng sự trung thực, dũng cảm của thầy cô và học sinh.
Bạn đọc Minhduy cho rằng: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì tốt hơn. Đây mới là biện pháp căn cơ và bền vững.
Bình luận trong bài viết liên quan tới bạo lực học đường (Học sinh đánh nhau, bạn cổ vũ, làm duyên - Tuổi Trẻ Online ngày 2-4), bạn đọc Trần Thị Kim Hạnh viết: Gần đây, nhiều clip quay cảnh học sinh đánh nhau được phát tán trên mạng gây nên nỗi lo của phụ huynh và những ai quan tâm đến giáo dục.
Và bạn đọc Trần Thị Kim Hạnh đặt ra hàng loạt câu hỏi:
- Vì sao hiện tượng này ngày càng phổ biến như vậy?
- Nếu trước đây, đánh nhau thường chỉ rơi vào những em học sinh cá biệt, thì hiện nay học sinh giỏi cũng đánh nhau!?
- Nguyên nhân nào đã dẫn đến hiện tượng đó?
- Phải chăng chúng ta đã quá chú trọng dạy chữ mà quên dạy người?
- Phải chăng chương trình học quá nặng gây áp lực lên trẻ và phụ huynh, để người người đua nhau học thêm để theo kịp chương trình?
Phải chăng trẻ em không được tôn trọng ở nhà và ở trường? Trẻ nhiễm bạo lực từ gia đình và nhà trường?
- Phải chăng cha mẹ lo làm ăn và lo chở con đi học thêm hơn là nói chuyện, chia sẻ với con về cuộc sống để con không biết cách ứng xử khi xảy ra sự cố?
- Phải chăng cha mẹ Việt Nam thiếu kỹ năng dạy con cái?
- Trả lời những câu hỏi "phải chăng" đó thì có thể có câu trả lời?
Về câu chuyện bạo lực học đường, gần đây Tuổi Trẻ Online cũng đã đăng các bài viết: - Trên 50% học sinh có vấn đề về bạo lực học đường |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận