Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, đến năm 2025, Việt Nam có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Đến năm 2030, sẽ hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, đến nay trên cả nước đã có khoảng 30 địa phương phê duyệt và triển khai các đề án, dự án về phát triển đô thị thông minh.
"Cần phải gắn kết, không được tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan chính quyền. Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người ân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng", Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.
Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin trong và ngoài nước tổ chức. Đây là 1 trong 5 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.
Cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động
Ngày 2-10, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng công bố, đưa Cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà Nẵng vào sử dụng tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn.
Hiện nay, cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà Nẵng có 850 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; trong đó triển khai trực tuyến ở cơ sở, cụ thể: quận, huyện có 151/176 (chiếm 86%); xã, phường có 80/97 (chiếm 82%), còn lại là của các sở, ngành.
Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố áp dụng các công nghệ, giải pháp để cho phép nộp và quản lý các bản vẽ xây dựng và 100% thủ tục cấp phép xây dựng đã được triển khai trực tuyến ở mức 3; tích hợp sẵn chức năng thanh toán trực tuyến, phiếu thu điện tử và đại lý dịch vụ công trực tuyến để các cơ quan chủ động sử dụng, cung cấp dịch vụ công ở mức 4.
Ngoài ra, Cổng dịch vụ công trực tuyến ưu tiên xây dựng 3 dịch vụ trực tuyến liên quan đến cấp con dấu của Công an thành phố.
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến; 20% hồ sơ được tiếp nhận giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận