Xe
06/07/2023 14:00 GMT+7

Phải làm gì khi bị đèn pha làm lóa mắt?

Đèn pha ô tô là trang bị an toàn cho chủ xe, nhưng có thể với người khác là rủi ro.

Đèn pha ô tô có thể gây nguy hiểm cho người đối diện - Ảnh: Lifehacker

Đèn pha ô tô có thể gây nguy hiểm cho người đối diện - Ảnh: Lifehacker

Đèn pha đã đạt được nhiều tiến bộ công nghệ. Từ ngọn lửa cháy bằng khí gas trong vỏ kính đến halogen, rồi LED - rất phù hợp để chiếu sáng màn đêm phía trước, nhưng cũng rất tệ vì quá sáng, đến mức có thể gây chói mắt, thậm chí mù mắt người đối diện.

Điều này kết hợp với xu hướng xe gầm cao hiện nay, đèn pha đã bị ví von như thể một “đại dịch trên đường”, đặc biệt khi không phải tài xế nào cũng biết cách sử dụng đèn pha lịch sự.

Nhiều người đang đặt kỳ vọng vào đèn pha “thông minh” - có thể tự động điều chỉnh độ sáng và hướng, tránh vào mắt người điều khiển xe ngược chiều. Nhưng còn rất lâu công nghệ đó mới có thể phổ cập.

Vì vậy, phòng thủ là cách chủ động tốt nhất. Đây là những việc cần làm khi bị chói mắt bởi đèn pha của ô tô khác.

“Phòng thủ” với đèn pha

Không phải tài xế nào cũng để ý bật đèn pha sao cho tránh làm chói người khác nhất - Ảnh: Flickr

Không phải tài xế nào cũng để ý bật đèn pha sao cho tránh làm chói người khác nhất - Ảnh: Flickr

Theo Lifehacker, bước đầu tiên để đối phó với đèn pha chói mắt là phải chủ động tránh. Khi nhìn thấy có xe ngược chiều đến gần, đầu tiên thấy đèn pha le lói từ đằng xa, chủ động chạy chậm lại.

Giảm tốc độ sẽ giúp làm chủ tay lái tốt hơn, giảm căng thẳng khi có “mặt trời nhỏ” đang lao đến gần. Nếu đi trên đường nhiều làn, di chuyển sang làn bên phải để tránh xa chiếc xe đối diện nhất có thể.

Không bao giờ được bật đèn pha “trả đũa”. Khiến người đối diện chói mắt có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thậm chí liên đới với chính mình.

Nhìn sang phải khi thấy đèn pha

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng không nhiều người chủ động làm vậy ngay từ khi thấy có ánh đèn đằng xa.

Nhiều người thường đợi đến khi xe đối diện tiến đến quá gần. Làm như vậy có thể gây quáng gà trong một thời gian, và mắt sẽ phải vật lộn để thích nghi với điều kiện thay đổi.

Do đó, chủ động nhìn hơi hướng sang phải ngay từ đầu sẽ tốt hơn.

Điều chỉnh gương

Đôi khi, ở cả những con đường sáng trưng, vẫn có những tài xế bật đèn pha thay vì đèn cốt - Ảnh minh họa: Flickr

Đôi khi, ở cả những con đường sáng trưng, vẫn có những tài xế bật đèn pha thay vì đèn cốt - Ảnh minh họa: Flickr

Không phải chỉ đèn pha xe đối diện mới nguy hiểm. Đèn pha từ những chiếc xe phía sau cũng có thể chiếu rọi vào gương chiếu hậu rồi hắt vào trong cabin.

Nếu thấy cabin bỗng sáng một cách đáng ngờ, cách tốt nhất và dễ nhất là điều chỉnh gương chiếu hậu.

Với gương chiếu hậu hai bên, tùy vào tầm vóc, góc quan sát, người lái nên điều chỉnh phù hợp sao cho vừa giúp quan sát đường, vừa không bị chói.

Với gương chiếu hậu bên trong, tài xế nên gạt lẫy nhỏ phía sau gương để gương chuyển sang chế độ chống chói.

Tránh đi đường tối

Mọi biện pháp trên đều chỉ hạn chế bớt khả năng rủi ro từ những chiếc đèn pha của người khác. Cách tốt nhất vẫn là tránh hoàn toàn các chùm sáng mạnh nếu có thể.

Chẳng hạn, tránh đi đường quá tối, đường cao tốc vào ban đêm.

Tránh đường cho những chiếc xe có đèn sáng chói phía sau, chuyển làn tránh đèn pha từ xe đối diện.

‘Độ đèn ô tô không quan trọng bằng ý thức hạ đèn pha trong phố’‘Độ đèn ô tô không quan trọng bằng ý thức hạ đèn pha trong phố’

“Chuyện độ xe giờ đã có bên đăng kiểm lo, chỉ có ý thức hạ đèn pha trong phố là điều không thể thay đổi trong một sớm một chiều”, một độc giả tâm sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên