09/09/2024 07:09 GMT+7

Nữ tân sinh viên ở tận cùng nỗi đau, mạnh mẽ lên Tuyền ơi!

Cả cha và mẹ đều mắc ung thư. Ngày 4-9, người cha qua đời. Em trai của cô cũng vừa mất chưa lâu vì chết đuối. Gia đình của tân sinh viên Nguyễn Lê Mỹ Tuyền tưởng như đã đi đến tận cùng bi kịch.

Thực hiện: LÊ TRUNG - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG

Nữ tân sinh viên ở tận cùng nỗi đau, mạnh mẽ lên Tuyền ơi! - Ảnh 2.

Mỹ Tuyền tâm trạng rối bời, thẫn thờ cạnh bàn thờ cậu em trai còn nghi ngút khói hương - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngôi nhà ở khối phố Xuân Bắc, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhiều ngày trước vẫn có người thân, hàng xóm lui tới thăm ông Nguyễn Văn Trường (47 tuổi, cha của Tuyền) đang nằm thoi thóp cạnh hai bình oxy.

Trước đó không lâu, Tuyền còn than cha yếu quá rồi, phải thở oxy được ngày nào hay ngày đó chứ đầu óc cô giờ rối bời. Đến ngày 4-9, cha cô qua đời.

Người thân cứ ra đi, tôi sợ mình mồ côi

Bi kịch ập xuống gia đình từ bốn năm trước, khi bà Lê Thị Mỹ Lệ (mẹ của Tuyền) phát hiện bị ung thư vú và bắt đầu điều trị từ đó đến nay. Thế rồi chừng hơn một năm qua, đến lượt người cha được chẩn đoán mắc ung thư hạ họng đã khá trễ. Hai ông bà nhập viện triền miên.

Mọi thứ gần như kiệt quệ với cả nhà. Vậy mà nửa tháng trước, gia đình nhận tin sốc khi em trai của Tuyền bị chết đuối. Nguyễn Văn Tiến đang hăm hở chuẩn bị vào lớp 11 năm học này bỗng chốc ra đi mãi mãi. "Gia đình tôi đã đi đến tận cùng nỗi đau. Tội nghiệp con bé vừa trúng tuyển đại học đã phải trải qua bao chuyện đau lòng" - bà Lệ đau đớn.

Ngồi cạnh mẹ, Mỹ Tuyền liên tục ôm mặt rồi gục đầu xuống bàn. Hai hàng nước mắt chảy dài, Tuyền nói: "Mình sợ lắm, sợ mình mồ côi".

Thoáng tự trấn tĩnh, Tuyền nhớ lúc cha nhập viện điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, cô và em trai thay phiên nhau chăm sóc. Thi tốt nghiệp xong là những ngày triền miên Tuyền chăm cha ở bệnh viện để mẹ ở nhà tranh thủ đi làm để lo viện phí, thuốc thang cho cha.

Cha không ăn được phải bơm cháo, thuốc qua đường bụng. Cứ cách hai giờ lại bơm cháo một lần, kể cả ban đêm. Đến khi yếu quá, bệnh viện trả về, nằm thoi thóp khi cô con gái bóp chân tay mong làm dịu cơn đau thể xác cho cha. Tuyền vẫn cố bón cho cha từng muỗng nước sâm cầm cự, vẫn cố hy vọng có một phép màu nào đó.

Dù cả nhà đã chuẩn bị tâm lý nhưng vẫn sốc nặng khi cha ra đi ngày 4-9. Cũng bởi bàn thờ cậu em trai còn nghi ngút khói hương, treo đầy khăn tang. Tiếng cầu kinh vẫn vọng vang khắp phòng. "Tôi phải đối diện với thực tế cha không còn nữa, lại nguyện cầu bình an cho mẹ, ráng đủ bình tĩnh chấp nhận sự thật và vượt qua nỗi đau này" - Tuyền tâm sự.

Vay mượn cho con đi học

Nữ tân sinh viên ở tận cùng nỗi đau, mạnh mẽ lên Tuyền ơi! - Ảnh 3.

Hai mẹ con tân sinh viên Mỹ Tuyền trong những ngày cha cô còn sống, em trai mất chưa được 1 tháng - Ảnh: LÊ TRUNG

12 năm liền là học sinh giỏi, Tuyền trúng tuyển sớm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM bằng xét tuyển học bạ. Trường đã gửi phiếu báo trúng tuyển, cấp mã số sinh viên để làm thủ tục nhập học trực tuyến.

Con đường cô tân sinh viên tự vẽ cho mình khi vào TP.HCM là sẽ kiếm việc làm thêm để tự trang trải cuộc sống sinh viên, đỡ gánh nặng cho mẹ dẫu có ở hoàn cảnh nào. Nghe con nói vậy, người mẹ càng buốt lòng bởi con gái vừa trải qua quãng thời gian đầy khó khăn, chuyện nhà bộn bề.

Hai cái tang cách nhau không bao lâu, người mẹ lo con gái sẽ gục ngã. Phần mình, từ lúc phát hiện bị ung thư, bà Lệ phải vào bệnh viện điều trị hằng tháng, mỗi mũi thuốc giá vài triệu đồng. Bà vẫn gắng gượng với dáng vẻ gầy guộc ấy đi làm mới mong lo cho cuộc sống gia đình, thuốc thang cho chồng rồi con cái ăn học.

Con gái đỗ đại học, bà nói mừng lắm chứ nhưng nỗi vui chưa bao lâu thì con trai chết rồi chồng chết.

Lúc chồng còn nằm đó, nhiều đêm bà cầm tay chồng và cầu nguyện xin cho mình đủ sức khỏe làm chỗ dựa cho con gái. Khoản nợ thuốc thang, viện phí của hai vợ chồng mấy năm nay chưa trả nổi, giờ chưa biết xoay đâu cho con gái đi học.

Bà Lệ đã tính chuyện trước mắt tạm vay mượn người thân cho Mỹ Tuyền nhập học ổn rồi sẽ làm hồ sơ vay tiền sinh viên cho con gái đi học và mong cô được tiếp sức đến trường.

Chắc không còn nỗi đau nào có thể làm mình buồn hơn được nữa, tôi tự động viên chính mình bằng mọi cách phải đến được giảng đường, phải nỗ lực học để còn lo cho tương lai của mình và mẹ.
NGUYỄN LÊ MỸ TUYỀN

Đến trường đại học để bước ra bi kịch

Tuyền nói tìm hiểu tiếng Hán - Việt, cái tên Mỹ Tuyền tạm hiểu nôm na là một dòng suối đẹp, cũng có thể là nguồn nước tinh khiết, gợi lên sự trong trẻo, tươi mát cũng như kỳ vọng sẽ có cuộc sống thanh bình, tươi đẹp. Nhưng thực tế với cô tân sinh viên ấy lại hiển hiện là những ngày đầy nước mắt, nỗi đau và cả chặng đường chông chênh đang đón đợi.

Túc trực bên giường bệnh khi ông Trường được trả về nhà luôn có ông Nguyễn Đình Chín vốn là bạn thân với cha của Tuyền. Ông Chín nói thật cám cảnh cho gia đình người bạn chí cốt, càng thương con bé sắp nhập học xa nhà mà phải đối mặt với muôn vàn chông gai phía trước.

"Thương lắm nên tôi liên tục động viên cháu Tuyền phải thật mạnh mẽ để bước vào giảng đường đại học. Chỉ mong những nhà hảo tâm cùng yêu thương, chìa tay ra giúp cháu chứ gia đình thật sự quá bi đát" - ông Chín trải lòng.

Một cô gái nghị lực, mạnh mẽ!

Làm chủ nhiệm cả ba năm phổ thông của Mỹ Tuyền tại Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Tam Kỳ), cô Ngô Thị Miễn đánh giá Tuyền là cô gái rất nghị lực, mạnh mẽ. Sức học của Tuyền luôn nằm trong tốp đầu của lớp cả ba năm liền, còn là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn vật lý cấp tỉnh.

Cô Mẫn kể mẹ bệnh ung thư nhưng Tuyền tuyệt nhiên không kể với ai mà phải rất lâu sau cô chủ nhiệm và các bạn cùng lớp mới biết. "Khi Tuyền học lớp 12, thấy bạn có vẻ sa sút về tinh thần nhưng cũng phải hỏi mãi Tuyền mới chịu cho biết cha mình đã phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Cả lớp thật sự quá bất ngờ với hoàn cảnh ngặt nghèo của bạn nên luôn tìm cách động viên Tuyền rất nhiều" - cô Miễn kể.

Thương gia cảnh học trò, cô chủ nhiệm đã xin nhà trường miễn học phí, Đoàn trường cũng kêu gọi các bạn chia sẻ với Tuyền. Từ lúc biết tin học trò trúng tuyển, rồi nhà tới hai cái tang liền kề, cô Miễn lo bước đường cùng sợ Tuyền sẽ bỏ học nên thường ghé nhà động viên mẹ Tuyền cố lo cho con gái vào đại học.

"Tôi cũng cố gắng kết nối với nhà hảo tâm hỗ trợ Tuyền nhập học nhưng rất mong xã hội, mọi người cùng giúp em có thể tiếp tục nuôi ước mơ giảng đường, thay đổi cuộc đời và lo cho mẹ" - cô Miễn nói.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Nữ tân sinh viên ở tận cùng nỗi đau, mạnh mẽ lên Tuyền ơi! - Ảnh 4.

Mạnh mẽ đứng lên, đi qua nỗi đau - Ảnh 3. Cô gái Giẻ Triêng côi cút: 'Nghe có chương trình Tiếp sức đến trường mà mình nghẹn ngào'

13 năm không có cha mẹ bên cạnh, được người bác nhân hậu cưu mang, tân sinh viên Hồ Thị Hậu biến giấc mơ đậu đại học thành hiện thực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên