
Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân sẽ chỉ là 8,2% được áp dụng trong 5 năm.

Chính phủ vừa quyết định giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.

Qua 5 năm (từ 2016-2020), nguồn vốn ngân sách của TP.HCM đầu tư chỉ giải quyết chưa tới 5% nhu cầu nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP. Thực trạng trên do nhiều vướng mắc về pháp lý, cơ chế hỗ trợ…

Ngày 7-3, UBND TP Hải Phòng tổ chức khởi công xây dựng khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền, có tổng mức đầu tư trên 4.865 tỉ đồng.

Gói tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội theo đề xuất của Bộ Xây dựng khoảng 110.000 tỉ đồng, còn đề xuất của Ngân hàng Nhà nước khoảng 120.000 tỉ đồng, đến nay Chính phủ chưa quyết định quy mô của gói tín dụng này là bao nhiêu.

'Nền tảng' để phát triển nhà ở xã hội còn quá mỏng, muốn thành công phải có đủ 'bộ ba' là vốn, quỹ đất và chính sách.

'Không biết bao giờ mới mua được nhà ở' là câu cửa miệng của không ít cặp vợ chồng trẻ ở các đô thị lớn, đặc biệt là TP.HCM khi có ai đó hỏi chuyện an cư.

Theo dự thảo nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở xã hội, Chính phủ nhấn mạnh việc tháo gỡ vướng mắc về quy định pháp luật, trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai các dự án bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước đã họp với bốn ngân hàng thương mại nhà nước và thống nhất dành gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, với lãi vay thấp hơn 1,5-2% lãi vay bình quân của các ngân hàng.

Dự án nhà ở xã hội chậm giao nhà. Người mua nhà - công nhân lao động, người thu nhập thấp - phải chịu lãi suất vay mượn và tốn kém chi phí thuê nhà trong mấy năm.

Hiện có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc hoặc dừng triển khai thực hiện do nhiều nguyên nhân; trong số này có cả các dự án nhà ở xã hội.

Trong khi thị trường bất động sản đang trầm lắng thì nhiều dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng vẫn đắt hàng.

Đó là một trong những giải pháp sẽ được Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ tại hội nghị thúc đẩy phát triển bền vững thị trường bất động sản dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

So với dự án nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội ở TP.HCM lại “chẻ” thêm rất nhiều quy trình, thủ tục lằng nhằng.

Trái ngược với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản thời gian qua, loại hình nhà ở xã hội vẫn nhận được sự quan tâm và sức mua mạnh từ người dân.

Tiềm năng và dư địa phát triển phân khúc nhà ở xã hội tại Việt Nam còn lớn, nhưng với các chính sách như hiện tại, đa phần doanh nghiệp bất động sản vẫn “nhìn trước ngó sau" với phân khúc này.

Các địa phương cần khẩn trương thực hiện có hiệu quả đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM, Bộ Xây dựng nêu rõ với hành vi bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị buộc thu hồi, buộc hoàn trả số tiền mua, thuê nhà ở xã hội.

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, công tác cải tạo chung cư cũ, nhà ở xã hội, di dời nhà ven kênh rạch còn khiêm tốn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định dù giá nhà theo cung cầu thị trường nhưng đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là giải pháp quan trọng vừa tạo chỗ ở cho người dân, vừa giảm giá nhà.