27/06/2024 18:13 GMT+7

Nhà cháy không thoát được, đại biểu đề nghị luật quy định phòng cháy với nhà ở

Đại biểu đề nghị quy định cụ thể điều kiện bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cơ sở nhà ở, đặc biệt là nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) - Ảnh: GIA HÂN

Đó là một trong những ý kiến đáng chú ý trong phần thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 27-6.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) chia sẻ: "Điều đáng nói trong một số trường hợp cháy không biết chạy đi đâu, và chạy cũng không thể chạy được. Bởi nhà ở bao quanh là khung sắt (chuồng cọp)".

Theo ông Mai, quy định phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ được người dân quan tâm, nhất là đối với loại hình nhà ở trong thành phố như ngõ hẻm, chung cư… mà thời gian qua xảy ra các vụ cháy nổ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên dự luật chưa có các quy định cụ thể, cùng với đó là các quy định về điều kiện bảo đảm phòng cháy, chữa cháy cơ sở nhà ở, đặc biệt là nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh.

Đại biểu đề nghị cần đưa ra các quy định cụ thể, kèm theo đó phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật riêng đối với nhà ở thành thị và nhà ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo thi hành trong thực tiễn.

Mặt khác làm rõ hơn về tính khả thi "giải pháp ngăn cháy giữa khu vực để ở với khu vực kinh doanh", đặc biệt là áp dụng giải pháp này tại các khu vực, đô thị lớn.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) - Ảnh: GIA HÂN

Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng trong giải thích từ ngữ có quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thoát nạn nhưng phần lớn các nạn nhân tử vong do không biết cách thoát nạn khi các lực lượng cứu nạn chưa đến kịp để tổ chức thoát nạn.

Vì vậy, đại biểu cho rằng thoát nạn là việc cá nhân, nhóm người phải tự mình di chuyển để thoát khỏi khu vực đang xảy ra sự cố cháy nổ, sự cố gây nguy hiểm theo lối thoát nạn, đường thoát nạn có sẵn.

Như vậy thoát nạn không nằm trong khái niệm phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn hay cứu hộ. Do đó luật nên chia ra 5 phần chính gồm: phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ.

Luật sẽ bổ sung giải thích từ ngữ về thoát nạn và tên luật có thể được điều chỉnh thành Luật Phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn cứu hộ.

Ông Cảnh nêu ý kiến: "Luật cũng cần có một chương riêng quy định về thoát nạn. Chương này sẽ quy định trách nhiệm hướng dẫn người dân, học sinh, sinh viên, trẻ em quy trình thao tác thoát nạn ở các không gian vị trí, hoàn cảnh khác nhau để nâng cao hiệu quả thoát nạn".

Cắt giảm nhiều thủ tục phòng cháy, chữa cháy

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) đánh giá cao dự thảo luật lần này đã cắt giảm từ 42 thủ tục hành chính còn 13 thủ tục hành chính, đã hỗ trợ rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho cơ sở tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Đại biểu kiến nghị sau khi luật được thông qua, cần triển khai thi hành các quy định càng sớm càng tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao.

Bà Phước cũng kiến nghị dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người dân về trang bị các thiết bị báo động cháy, báo khói và khuyến khích lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hoặc từ xa thông qua các thiết bị điều khiển thông minh.

Đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu khuyến khích người dân chia sẻ dữ liệu từ các thiết bị báo cháy gia đình lên hệ thống dữ liệu chung của cơ quan chức năng để làm tốt công tác cảnh báo.

Đại biểu Quốc hội đề xuất trang bị máy bay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháyĐại biểu Quốc hội đề xuất trang bị máy bay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Với lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên trách, đại biểu Lê Kim Toàn đề nghị có chính sách để tiến thẳng lên hiện đại từ phương tiện, lực lượng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên