14/02/2023 14:23 GMT+7

Người dùng Việt dành hơn 37 triệu giờ mua hàng qua livestream trên một nền tảng thương mại điện tử

Người dùng Việt được đánh giá ngày càng thông thạo công nghệ và tăng cường sử dụng các dịch vụ số cho nhu cầu hằng ngày.

Người dùng Việt dành hơn 37 triệu giờ mua hàng qua livestream trên một nền tảng thương mại điện tử - Ảnh 1.

Hoạt động giao hàng ngày càng sôi nổi nhờ xu hướng mua hàng qua mạng của người dùng Việt - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Ngày 14-2, nền tảng thương mại điện tử Shopee công bố báo cáo dự đoán nền kinh tế số Việt Nam năm 2023 với ba xu hướng tiêu dùng chính của người dùng Việt.

Người dùng Việt tăng cường sử dụng và thành thạo các dịch vụ số

Năm 2022, người dùng Việt dành hơn 37 triệu giờ trên Shopee Live cho việc kết nối, tương tác nhà bán hàng yêu thích để tìm hiểu về các sản phẩm mình quan tâm trước khi đặt mua. Họ ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng này, đồng thời mong muốn nhận được thêm nhiều giá trị và trải nghiệm trực tuyến hoàn chỉnh hơn.

Bên cạnh đó, người dùng Việt cũng chủ động hơn khi mua sắm trực tuyến. Họ tích cực chia sẻ các phản hồi cũng như đánh giá của mình về sản phẩm đã trải nghiệm, giúp những người dùng khác đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.

Tỉnh, thành nhỏ gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số

Theo thống kê của Shopee, ngoài các thành phố lớn, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng là những tỉnh thành có số lượng đặt hàng cao nhất trên nền tảng này, trong đó các ngành hàng về nhà cửa và đời sống, sức khỏe và sắc đẹp, thời trang được quan tâm nhất.

Người dùng ở khu vực ngoại thành ngày càng quen thuộc với việc tương tác cùng các thương hiệu, nhà bán hàng thông qua các buổi phát trực tiếp, và dần chuyển sang các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các giao dịch.

Người dùng Việt trẻ đóng vai chủ lực

Theo báo cáo, nhóm người dùng tích cực nhất thuộc vào độ tuổi từ 18 - 34. Nhóm này có số lượng đơn hàng nhiều hơn 1,5 lần so với lượng đơn hàng trung bình của một người dùng mua sắm trong năm 2022. Nhóm người dùng trẻ tuổi dành nhiều sự quan tâm đến các ngành hàng như: sức khỏe và sắc đẹp, thời trang, điện tử và đồ gia dụng. Trong đó các sản phẩm chăm sóc da, thời trang nữ, điện thoại thông minh và phụ kiện được đặt mua nhiều nhất.

“Mặc dù các nền tảng trực tuyến đã và đang được sử dụng rộng rãi, tôi cho rằng nền kinh tế số tại Việt Nam chỉ vừa mới khép lại giai đoạn khởi đầu, và chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội dài hạn để đem lợi ích của thương mại điện tử đến nhiều người hơn. Bước sang năm 2023, công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người”, ông Trần Tuấn Anh, giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, nhận xét.

Thu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnhThu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnh

TTO - Hoạt động thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, số thu từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay từ năm 2018 đến nay, theo Bộ Tài chính, là 5.588 tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên