Đây là một phần trong nỗ lực tạo ra chuỗi cung ứng phi tập trung đối với nhiên liệu máy bay - cho phép các tiền đồn quân sự của Mỹ trong tương lai tự sản xuất nhiên liệu máy bay từ không khí.
Sản xuất nhiên liệu máy bay từ CO2
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố một hợp đồng trị giá 65 triệu USD với Công ty khởi nghiệp Air tại New York, công ty sản xuất nhiên liệu máy bay từ CO2 lấy từ khí quyển, theo trang tin The Hill.
Công ty Air giành được hợp đồng trên sau khi chiến thắng trong cuộc thi năm 2021: Công ty cung cấp nhiên liệu cho máy bay không người lái bằng nhiên liệu máy bay tự làm sẵn.
Công nghệ tạo nhiên liệu máy bay bằng không khí của Công ty Air bằng cách rút CO2 từ không khí và sử dụng điện từ các nguồn tái tạo dựa trên ethanol để chuyển đổi chúng thành nhiên liệu.
"Air Company hy vọng với việc sản xuất nhiên liệu từ không khí tại chỗ sẽ thay thế được chuỗi cung ứng nhiên liệu hóa thạch chứa trong những container chạy đường dài từ nhà máy đến các kho dự trữ", ông Stafford Sheehan, giám đốc công nghệ Công ty Air, nói.
Ông Sheehan lưu ý các sự cố liên quan đến nhiên liệu - chẳng hạn như tai nạn nổ hoặc tấn công vào các đoàn xe - là nguyên nhân chính gây thương tích và tử vong trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ngược lại, các căn cứ quân sự trong tương lai “có thể tự sản xuất nhiên liệu khi họ cần, và sử dụng nó khá nhanh.
Các hãng hàng không lớn như Jet Blue (một nhà đầu tư của Air Company) và United Airlines xem “nhiên liệu hàng không bền vững” là phương tiện chính để khử carbon cho các chuyến bay đường dài - nguồn gây ra khoảng 2,5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Giảm khí thải nhà kính chưa như mong muốn
Tuy nhiên, nhiên liệu được sản xuất từ không khí cũng còn một số tranh cãi. Vì có thể nó lợi ích cho hoạt động quân sự, song việc thải carbon khỏi bầu khí quyển chưa đạt như mong muốn.
Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, nhiên liệu máy bay thuộc bất kỳ loại nào cũng dẫn đến việc đốt nóng hành tinh. Vì khí thải máy bay phản lực ở độ cao lớn làm thay đổi thành phần khí quyển, cho phép nhiều năng lượng Mặt trời xuyên qua và làm ấm hành tinh.
Năm ngoái, quân đội Mỹ đã đưa ra các cam kết về khí hậu của riêng mình, bao gồm cắt giảm 50% lượng khí nhà kính vào năm 2030, làm cho mỗi cơ sở tự cung cấp điện vào năm 2035 và làm cho mọi cơ sở đều trung hòa carbon vào năm 2050.
Công ty Air hy vọng sẽ sản xuất nhiên liệu của mình từ công nghệ “trực tiếp thu giữ không khí” - bằng cách thu khí CO2 trong khí quyển.
Tuy nhiên, hiện tại công ty này vẫn phụ thuộc vào lượng khí thải CO2 từ việc sản xuất dầu diesel sinh học, vẫn gây hiệu ứng nhà kính.
Công ty Air hy vọng dự án thử nghiệm của Bộ Quốc phòng sẽ giúp họ mở rộng quy mô hoạt động, đến mức có thể cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận