24/05/2021 09:55 GMT+7

Mong có ngày được đi bầu ngoài nớ

BÙI VĂN TIẾNG (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử  TP Đà Nẵng)
BÙI VĂN TIẾNG (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng)

TTO - Trong ngày hội non sông hôm qua, người Đà Nẵng còn có một khát vọng cháy bỏng là mong đến ngày được đi bầu ở ngoài nớ - khi mà quần đảo Hoàng Sa thân yêu của Đà-Nẵng-hải-đảo được trở lại 'đoàn tụ' với Đà-Nẵng-đất-liền.

Hôm qua, cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, cử tri TP Đà Nẵng đã bước vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với quyết tâm chính trị rất lớn là làm thế nào để bảo đảm an toàn tuyệt đối không chỉ về an ninh trật tự mà còn về phòng chống đại dịch Covid-19.

Không giống như cử tri một số huyện đảo được đi bầu sớm như huyện đảo Trường Sa từ sáng 16-5, huyện đảo Bạch Long Vỹ từ sáng 22-5... cử tri đơn vị bầu cử huyện đảo Hoàng Sa vẫn đi bầu bình thường vào sáng 23-5 như cử tri toàn TP. 

Sở dĩ như vậy là bởi như nhiều lần tổ chức phổ thông đầu phiếu để bầu cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và cơ quan quyền lực của địa phương trước đây, do toàn bộ Hoàng Sa đang bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm, lần này huyện đảo này cũng được ghép với các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang để hình thành đơn vị bầu cử số 2 bầu Quốc hội và được ghép với các phường Nại Hiên Đông, Mân Thái, Thọ Quang thuộc quận Sơn Trà để hình thành đơn vị bầu cử số 10 bầu HĐND TP - tức là có thể đi bầu ngay trên đất liền.

Và như vậy lá phiếu của tất cả cử tri trong đơn vị bầu cử đặc biệt này không chỉ để bầu cho đúng, cho đủ những người đại diện ưu tú của mình vào các cơ quan quyền lực của đất nước và của địa phương - huyện đảo Hoàng Sa được cơ cấu một đại biểu chính thức của riêng mình trong HĐND TP, mà còn bằng lá phiếu góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị ngoại bang xâm lược. 

Trong những người được vinh dự cầm trên tay lá phiếu đầy ý nghĩa hôm nay có các cư dân cư trú dọc theo đường Hoàng Sa ven Biển Đông; có các cô giáo, thầy giáo đang dạy học ở Trường trung học cơ sở Hoàng Sa, số 7 đường Vũ Tông Phan, phường Thọ Quang; có cán bộ chiến sĩ Vùng 3 hải quân, Vùng 3 cảnh sát biển, đồn biên phòng Sơn Trà và có các ngư dân đánh bắt xa bờ vẫn thường xuyên hành nghề trong ngư trường truyền thống Hoàng Sa...

Trong cuộc tiếp xúc cử tri trực tuyến ngày 18-5 giữa các ứng cử viên đại biểu Quốc hội của đơn vị bầu cử số 2 với cử tri Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, một cử tri phường Khuê Mỹ là ông Phạm Hiền, nguyên phó trưởng ban tuyên giáo quận ủy, đề xuất kéo Hoàng Sa vào đất liền như tiền lệ từng có ở Ngũ Hành Sơn năm 1969 (khi đó chính quyền Sài Gòn quyết định hợp nhất xã Định Hải (tức quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long đều thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam thành một đơn vị hành chính mới mang tên xã Hòa Long). 

Và hơn thế nữa, trong ngày hội non sông hôm qua, người Đà Nẵng còn có một khát vọng cháy bỏng là mong đến ngày được đi bầu ở ngoài nớ - khi mà quần đảo Hoàng Sa thân yêu của Đà-Nẵng-hải-đảo được trở lại "đoàn tụ" với Đà-Nẵng-đất-liền.

Và Hoàng Sa của tôi ơi/ Chân mây sáng quắc như lời thanh gươm (thơ Bùi Văn Tiếng, Tạp chí Đất Quảng, 1994)...

Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước

TTO - Ông Lương Xuân Giáp - chủ tịch HĐND huyện Trường Sa (Khánh Hòa), đang ở đảo Trường Sa Lớn - cho biết sáng nay 23-5, đảo Trường Sa Lớn khai mạc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp lúc 7h.

BÙI VĂN TIẾNG (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên