Thứ 3, ngày 28 tháng 6 năm 2022
Hội đồng Bảo an chưa thống nhất tuyên bố chung về vấn đề Myanmar
TTO - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 9-3 chưa thể thống nhất về tuyên bố chung để lên án cuộc đảo chính ở Myanmar, kêu gọi quân đội kiềm chế và đe dọa sẽ “xem xét các biện pháp tiếp theo”.

Người biểu tình bỏ chạy khỏi hơi gas của cảnh sát ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar - Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin Reuters, một số nước đã yêu cầu sửa đổi văn bản vào cuối ngày 9-3 đối với dự thảo của Anh, bao gồm loại bỏ các nội dung nhắc tới đảo chính và đe dọa sẽ có hành động tiếp theo. Trong đó có Nga và Trung Quốc - 2 trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, gồm 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực, cho biết sẽ tiếp tục thảo luận để thống nhất tuyên bố chung. Thường những tuyên bố như vậy cần được sự đồng thuận của 15 nước thành viên.
Hội đồng Bảo an đã đưa ra một tuyên bố vào tháng trước, bày tỏ quan ngại về tình trạng ở Myanmar, kêu gọi trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ nhưng không lên án cuộc đảo chính do sự phản đối của Nga và Trung Quốc.
"Mỗi quốc gia thành viên đều có vai trò đóng góp cá nhân và tập thể. Nói chung, chúng tôi tìm kiếm tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ Hội đồng Bảo an", phát ngôn viên Stephane Dujarric của Liên HIệp Quốc cho biết.
Dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an mà Reuters đã được xem ngày 9-3 có nội dung kêu gọi "quân đội kiềm chế tối đa, nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an đang theo dõi chặt chẽ tình hình và tuyên bố sẵn sàng xem xét các biện pháp tiếp theo".
Dự thảo cũng lên án mạnh mẽ "việc sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa"; bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm các hạn chế đối với nhân viên y tế, xã hội dân sự, nhà báo và giới truyền thông; kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ".
Myanmar đã rơi vào cuộc khủng hoảng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1-2. Quân đội bắt giam bà Suu Kyi cùng các quan chức của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) rồi lên cầm quyền.
Quân đội cáo buộc cuộc bầu cử mà Đảng NLD chiến thắng hồi tháng 11 năm ngoái là gian lận. Ủy ban bầu cử cho biết cuộc bỏ phiếu diễn ra công bằng.
Hơn 60 người đã thiệt mạng và khoảng 1.800 người bị giam giữ trong các cuộc trấn áp biểu tình tại Myanmar. Hàng chục nhà báo cũng nằm trong số những người bị bắt.
-
TTO - Sau các bài viết về "điểm thấp không thể tin nổi" khi học sinh thi vào lớp 10, nhiều bạn đọc gửi ý kiến về Tuổi Trẻ cho rằng, học trên lớp điểm 9, điểm 10, thi được điểm 5 có nguyên nhân về "bệnh thành tích" và điểm ảo từ các trường THCS.
-
TTO - Nữ Ngoại trưởng Úc Penny Wong có một ngày 27-6 bận rộn tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bà dẫn đầu đoàn đến thăm kể từ khi nhậm chức cách đây 1 tháng.
-
TTO - Tối 27-6, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Công an TP.HCM đã đình chỉ công tác đại úy Lê Ngọc Minh, đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Gò Vấp, để điều tra, xử lý vấn đề nhận 'làm nhanh' căn cước công dân.
-
TTO - Trong 10 ca sốt xuất huyết tử vong tại TP.HCM từ đầu năm đến nay, có 3 ca tại huyện Củ Chi. Cả ba ca này đều chuyển lên tuyến trên mất gần 2 giờ đồng hồ di chuyển, sau đó bệnh nhân đã tử vong.
-
TTO - Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức chiều nay 27-6, ông Phan Trọng Lân, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5. Đây là biến thể phụ của dòng Omicron.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận