18/08/2023 13:08 GMT+7

Hiến kế phát triển chương trình học bổng Tiếp sức đến trường

Bước sang năm thứ 20, học bổng Tiếp sức đến trường được kỳ vọng có những bước đột phá.

Buổi tọa đàm góp ý cho chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Buổi tọa đàm góp ý cho chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 18-8, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chương trình Tiếp sức đến trường (2003-2023), báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm lắng nghe góp ý, hiến kế về học bổng Tiếp sức đến trường nhằm tìm giải pháp hay, cách làm mới giữ cho chương trình ngày càng lan tỏa hơn.

Mở rộng tín dụng cho sinh viên

PGS.TS Bùi Mai Hương - trưởng phòng quản trị thương hiệu truyền thông, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết đối tượng của các học bổng nói chung thường chia làm hai: Hoặc là các học sinh giỏi, hoặc là các học sinh nghèo. Tuy nhiên, có những trường hợp sinh viên "lỡ cỡ": không hẳn nghèo, cũng không hẳn giỏi.

Học bổng Tiếp sức đến trường được kỳ vọng có những bước đột phá

Dù vậy, hoàn cảnh của nhiều bạn này cũng tương đối chật vật: Một gia đình nhà nông có 4 anh chị em, 2 anh chị em trước đã vào đại học, em thứ 3 vào đại học sẽ gặp ít nhiều khó khăn.

Nhiều “hiến kế” phát triển chương trình học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 2.

PGS.TS Bùi Mai Hương phát biểu trong chương trình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo PGS.TS Bùi Mai Hương, Trường đại học Bách khoa đang có chương trình bảo lãnh cho vay không lãi suất hoặc cho vay với lãi suất thấp. Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA) sẽ xét duyệt bảo lãnh vay cho hàng trăm cựu sinh viên trường.

"Báo Tuổi Trẻ có thể cân nhắc tổ chức một cơ chế bảo lãnh cho các tân sinh viên vay không lãi suất hoặc cho vay với lãi suất thấp. Cách làm này sẽ giúp mở rộng thêm rất nhiều đối tượng sinh viên được hỗ trợ", bà Hương nói.

Ông Phạm Uyên Nguyên - giám đốc đầu tư Công ty Buymed, phó chủ nhiệm gia đình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ, cho rằng nên có cơ chế cho vay tín chấp cho tân sinh viên để các bạn trẻ chủ động đầu tư cho việc học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Phạm Uyên Nguyên - giám đốc đầu tư Công ty Buymed, phó chủ nhiệm gia đình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ, cho rằng nên có cơ chế cho vay tín chấp cho tân sinh viên để các bạn trẻ chủ động đầu tư cho việc học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Phạm Uyên Nguyên - phó chủ nhiệm gia đình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ, giám đốc đầu tư Công ty Buymed - cho rằng một cơ chế cho vay tín chấp với lãi suất thấp cho tân sinh viên mà báo đứng ra hỗ trợ cũng tiếp cận với nhiều sinh viên hơn. 

Nguồn tiếp cận vốn vay này cũng sẽ giúp các bạn được những năm học tiếp theo trong suốt các năm học đại học, chứ không chỉ dừng lại ở năm đầu bước vào đại học.

Ông Trương Minh Tước Nguyên - phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM - chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trương Minh Tước Nguyên - phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM - chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trương Minh Tước Nguyên - phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM - cho biết UBND TP.HCM cũng đang rất quan tâm đến những cơ chế hỗ trợ nguồn tín dụng sinh viên. Một số ngân hàng vẫn còn "e ngại" cho sinh viên vay vì sợ sẽ trở thành nợ xấu.

Ông Nguyên cho rằng báo Tuổi Trẻ có thể nghiên cứu kết nối với nhiều bên liên quan để đề xuất một cơ chế, để từ học bổng Tiếp sức đến trường có thể mở ra thành một chương trình tín dụng Tiếp sức đến trường dành riêng cho sinh viên khó khăn trong tương lai.

Anh Lê Nguyễn Minh Quang, Giám đốc đối ngoại Công ty Nam Long, chủ nhiệm gia đình Vì ngày mai phát triển báo Tuổi Trẻ, chia sẻ một số góp ý để học bổng Tiếp sức đến trường có thêm sự góp sức từ cộng đồng, từ chính các bạn trẻ đã nhận học bổng này - Ảnh: DUYÊN PHAN

Anh Lê Nguyễn Minh Quang, Giám đốc đối ngoại Công ty Nam Long, chủ nhiệm gia đình Vì ngày mai phát triển báo Tuổi Trẻ, chia sẻ một số góp ý để học bổng Tiếp sức đến trường có thêm sự góp sức từ cộng đồng, từ chính các bạn trẻ đã nhận học bổng này - Ảnh: DUYÊN PHAN

Học bổng Tiếp sức đến trường sẽ gắn kết với trường đại học

TS Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - cho biết trước nay báo Tuổi Trẻ khi thực hiện chương trình học bổng Tiếp sức đến trường thường tập trung vào các nguồn đóng góp là các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hoặc các tổ chức cộng đồng để cấp học bổng cho các tân sinh viên khó khăn.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, một nhóm đơn vị mà học bổng Tiếp sức đến trường có thể kết nối mạnh mẽ hơn nữa chính là các trường đại học. Mỗi trường đại học đều có những nguồn học bổng và hoàn toàn có thể đồng hành với cơ chế các chương trình học bổng của báo.

TS Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chẳng hạn từng năm, mỗi trường có thể đăng ký số suất sẽ tham gia với Tuổi Trẻ. Từ những nhân vật, các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mà Tuổi Trẻ phát hiện, khi các em nhập học vào trường, thì các trường sẽ dành tặng những suất học bổng này cho các em ấy.

TS Nguyễn Tuấn Anh - phó hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết sẽ trao 50 suất học bổng theo danh sách học bổng của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Nguyễn Tuấn Anh - phó hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết sẽ trao 50 suất học bổng theo danh sách học bổng của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS Nguyễn Tuấn Anh - phó hiệu trưởng Trường đại học Nguyễn Tất Thành - thông tin trường đã xây dựng cơ chế kết nối với chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ.

Điển hình trong năm nay, Trường đại học Nguyễn Tất Thành sẽ trao 50 suất học bổng theo danh sách học bổng của báo Tuổi Trẻ với các bạn nhập học vào trường, mỗi bạn được 10 triệu đồng cho học phí năm học đầu tiên.

"Trường sẽ đồng hành cùng báo trong nhiều chương trình học bổng tiếp theo cho các tân sinh viên", ông Tuấn Anh nói.

Bạn Trần Thị Hoài Trinh sắp sửa trở thành tân sinh viên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn Trần Thị Hoài Trinh sắp sửa trở thành tân sinh viên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn Trần Thị Hoài Trinh - học sinh vừa hoàn thành lớp 12, có hoàn cảnh khó khăn - cũng nêu ý kiến nếu kết hợp cả hai nguồn hỗ trợ của báo và của nhà trường, tân sinh viên sẽ được nhân đôi hỗ trợ. 

Bởi không chỉ là chuyện học phí, gánh nặng cho những tân sinh viên khó khăn, đặc biệt là những bạn từ các tỉnh, còn là tiền sinh hoạt phí, tiền trọ, ký túc xá… Trinh cũng rất muốn được hướng dẫn các kênh tìm việc để có thể tự có những nguồn trang trải cuộc sống.

Mở rộng kênh tiếp cận tân sinh viên khó khăn

ThS Trần Nam - trưởng phòng công tác sinh viên, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ có thể tăng thêm các kênh tiếp xúc với học sinh khó khăn ở những vùng sâu vùng xa, vùng miền núi.

Mặc dù có những đường dây nóng cho tân sinh viên gọi về báo Tuổi Trẻ, tuy nhiên không ít em ở những vùng rất khó khăn không có điều kiện tiếp xúc với thông tin. Nếu hoàn cảnh của những em này bị bỏ sót thì thật đáng tiếc.

ThS Trần Nam "hiến kế": Thông thường Đoàn thanh niên ở các địa phương sẽ có hệ thống để nắm rất chắc những trường hợp học sinh, sinh viên gặp khó khăn. Báo Tuổi Trẻ với lợi thế là cơ quan trực thuộc Thành Đoàn TP.HCM, hoàn toàn có thể mở rộng thêm các kênh với tổ chức Đoàn thanh niên ở các địa phương tìm thêm trường hợp sinh viên khó khăn để không bỏ sót.

Báo Tuổi Trẻ giữ vai trò trung gian kết nối

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho hay kể từ khi ra đời đến nay, chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã hỗ trợ gần 23.000 tân sinh viên đến giảng đường đại học, cao đẳng. Từ học bổng, nhiều bạn đã trưởng thành và đã có những đóng góp nhất định cho quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ nếu không có sự thay đổi sẽ trở thành lối mòn. Vì thế, báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để chương trình học bổng có thêm được những nét mới và ngày càng lan tỏa.

Theo nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên, báo Tuổi Trẻ sẽ đóng vai trò là trung gian kết nối giữa các bên: sinh viên, trường đại học, doanh nghiệp, nhà hảo tâm vì mục tiêu cuối cùng là không để các tân sinh viên trúng tuyển đại học phải từ bỏ giấc mơ đại học vì điều kiện khó khăn.

Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Chuyện kể từ học bổng Tiếp sức đến trường: Niềm tự hào của người mẹ điênChuyện kể từ học bổng Tiếp sức đến trường: Niềm tự hào của người mẹ điên

Cha bỏ từ bé, mẹ bị tâm thần hết đập phá nhà mình tới nhà hàng xóm. Trong nỗi khốn khổ của cuộc đời, Nguyễn Văn Học (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) cứ lặng lẽ học và lớn lên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên