27/08/2024 11:22 GMT+7

Gái đẹp kể khổ?

Khi mới tiếp xúc với Thân em của siêu mẫu Emily Ratajkowski, chính dịch giả Lan Võ có một sự dè chừng nhất định: Đó phải chăng là tập hồi ký của 'một cô gái đẹp kể khổ'?

Gái đẹp kể khổ? - Ảnh 1.

Đọc Thân em, lựa chọn thuộc về độc giả: bạn nhìn nhận gì về thế giới giải trí dường như đã phát triển thái quá ngày nay và quyết định tham gia (với vai trò công chúng tiêu thụ sản phẩm giải trí) đến đâu để bớt đi những tổn thương cho tất cả.

Thân em vừa được giới thiệu tới độc giả Việt Nam sau ba năm xuất bản tại Mỹ và nhanh chóng lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của New York Times năm 2021.

Sách ra mắt đúng lúc phong trào #MeToo gây sốt trên mạng xã hội. Nhưng đó không chỉ là một câu chuyện lên tiếng bị lạm dụng.

Emily Ratajkowski sinh năm 1991, là nữ siêu mẫu nổi tiếng người Mỹ.

Vào giới giải trí từ năm 14 tuổi, cô đã gặt hái thành công như một người mẫu, đóng phim và kinh doanh.

Trước khi ra mắt cuốn hồi ký, năm 2020 bài luận Chuộc lại chính mình của cô trên New York Times mở ra tranh luận về quyền sở hữu hình ảnh, trở thành bài báo được đọc nhiều nhất trong năm của tạp chí này.

Theo dịch giả Lan Võ, trong cuốn Thân em, Ratajkowski lấy chính sự nghiệp người mẫu, diễn viên và doanh nhân của mình làm tiền đề để thảo luận về việc phụ nữ kinh doanh hình ảnh cơ thể của mình sẽ thế nào.

Cô dẫn người đọc vào quan sát cái thế giới chỉ xem cô là một vật thể để nhìn ngắm.

Ở đó, độc giả nhận ra "vùng xám" của ngành giải trí qua việc Ratajkowski phải bỏ rất nhiều tiền mua lại bức ảnh chụp mình, bị nhiếp ảnh gia tự ý mang ảnh đóng thành sách bán, bị tấn công tình dục bởi "ông chủ" khi quay MV...

Gái đẹp kể khổ? - Ảnh 2.

Siêu mẫu Emily Ratajkowski

Khi kể những chuyện này, Ratajkowski đồng thời cũng đặt ra các chủ đề đáng suy nghĩ như quyền sở hữu cơ thể, sự lạm dụng cơ thể nữ trong xã hội.

Hơn thế, Ratajkowski còn đặt một loạt chất vấn và cả tự vấn về các vấn đề xã hội liên quan tới công nghiệp giải trí như:

Phụ nữ sử dụng vẻ đẹp cơ thể của mình để kiếm tiền là tốt hay xấu?

Khi ấy cô đang trao quyền cho bản thân hay đang tham gia vào công cuộc hạ thấp, vật hóa và tình dục hóa cơ thể phụ nữ?

Khi bán hình ảnh cơ thể, cô là một nữ doanh nhân hay là nạn nhân?...

Nhiều lần trong cuốn sách, độc giả bắt gặp những dòng tự sự khá "bẽ bàng" của cô siêu mẫu: "Tôi khóc vì tôi tin mình không đáng được an toàn.

Tôi khóc cho sự mất mát của một cuộc sống khác, một cuộc sống đầy trải nghiệm cùng những người do chính mình lựa chọn.

Tôi khóc vì đã không sống như nhân vật chính trong cuộc đời mình. Tôi khóc vì cảm thấy xấu hổ trước sự thiếu kiểm soát của bản thân".

Gái đẹp kể khổ? - Ảnh 2.Chế độ điền thổ và công cuộc khai phá Nam Kỳ lục tỉnh

Cuốn sách Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh (NXB Trẻ) là công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Đình Đầu về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ điền thổ của Nam Kỳ lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên