Đây là thời điểm lưu dân người Việt bắt đầu công cuộc khai phá vùng đất này cho đến khi thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1860.
Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu trong quá trình nghiên cứu: tư liệu trong thư tịch Hán Nôm, tư liệu khảo sát của người Pháp khi mới chiếm Nam Kỳ.
Sách gồm ba phần. Phần đầu nói về lịch sử khẩn hoang lập ấp và chế độ sở hữu ruộng đất tại Đồng Nai - Gia Định (1698-1800); phần 2 về chế độ công điền công thổ được củng cố tại Nam Kỳ lục tỉnh (1800-1860).
Ở phần kết luận, Nguyễn Đình Đầu định nghĩa ngắn gọn, dễ hiểu về chế độ công điền công thổ, các nguồn gốc của công điền công thổ ở Nam Kỳ để thấy được rõ hơn về bản chất của công điền công thổ.
Tác giả cũng có thêm phần phụ lục với những chú thích về lính đồn điền, những ghi chú về dân số, ruộng đất và cả mẫu điền bạ ngày xưa.
Đọc sách, độc giả chứng kiến một bức tranh toàn cảnh của chế độ công điền công thổ ở Nam Kỳ thời khẩn hoang lập ấp.
Sách có nhiều thông tin cần thiết cho những ai đang nghiên cứu về lịch sử của vùng đất này cũng như tìm hiểu về chế độ công điền công thổ ngày xưa, cung cấp thêm cho người đọc một số tư liệu tuy không phải phát hiện đột phá nhưng dễ bị lãng quên về tình hình công điền công thổ ở Nam Kỳ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận