26/05/2023 11:12 GMT+7

Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt chuyện 'đi hay ở' do áp lực từ đối tác phương Tây

Xung đột địa chính trị, nhân khẩu học và mâu thuẫn thương mại gay gắt mà Trung Quốc đang gặp phải đã buộc một số công ty phải chuyển ra nước ngoài.

Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt chuyện đi hay ở do áp lực từ đối tác phương Tây - Ảnh 1.

Lắp ráp thiết bị điện tử tại một công ty ở Trung Quốc - Ảnh: AFP

Cảm thấy không yên tâm về hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong tương lai, Norman Cheng - chủ sở hữu của Strategic Sports, công ty đi đầu về sản xuất xe đạp, xe máy và mũ bảo hiểm thể thao - đã đưa ra một quyết định khó khăn là rời khỏi Trung Quốc.

Cheng đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy thông minh ở Việt Nam vào năm tới dù vừa mở một nhà máy như vậy ở Quảng Đông vào tháng trước. Dự án nhà máy tại Việt Nam lên tới 30 triệu USD, được vận hành tự động hóa cao.

Chật vật giữ chân các đối tác

Quyết định của Strategic Sports không phải do Trung Quốc thiếu hụt điều kiện hay năng lực sản xuất. Động thái này là nhằm giữ chân các bạn hàng phương Tây, theo báo South China Morning Post.

Được biết, hiện nay Strategic Sports có hơn 4.200 nhân viên, với hơn 10 cơ sở trải rộng khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 

Các số liệu có sẵn gần đây nhất cho thấy Cheng đã đổ 210 triệu USD năm 2021 vào chuỗi nhà máy này, với 40 dây chuyền sản xuất, chủ yếu sản xuất mũ bảo hiểm cho tất cả các mục đích thể thao, an ninh và xây dựng.

Một trong những lý do gây nên cuộc "chuyển đổi vùng" này là để né thuế quan trừng phạt mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kể từ năm 2018.

"Những đối tác đến từ Mỹ có thái độ rất cương quyết, buộc chúng tôi phải dịch chuyển nơi sản xuất và đó là lý do cho tình trạng hiện nay", Cheng giải thích.

Giữa xu hướng rút khỏi Trung Quốc ngày càng tăng cao, các nhà phân tích Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những ảnh hưởng. 

Nhiều người lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh giữ chân các đối tác nước ngoài hàng đầu trong bối cảnh điều chỉnh chuỗi cung ứng, đồng thời thúc giục các công ty Trung Quốc nâng cấp chuỗi công nghiệp của họ.

Trung Quốc vẫn có thế mạnh riêng

Raymond Yow, một thương nhân Mỹ chuyên nhập khẩu các sản phẩm trang trí gia đình, tấm xi măng, tấm pin mặt trời và đèn LED cho các nhà bán lẻ Mỹ, đã tham dự Hội chợ Canton ở Quảng Châu vào tháng trước. 

Ông đã xem xét các sản phẩm mới và gặp gỡ các nhà sản xuất ở đó, nhưng vì xu hướng của người tiêu dùng, ông đã chọn Việt Nam và Indonesia để khám phá những nguồn cung cấp tiềm năng mới và rẻ hơn.

Mặc dù vậy, Yow lưu ý rằng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc vẫn có những lợi thế không thể thay thế so với Đông Nam Á nói chung: sự thuận tiện trong việc ứng dụng thương mại điện tử, logistics hiệu quả và ngành công nghiệp cùng chuỗi cung ứng cầu kỳ của Trung Quốc. 

Wang Gang, người đứng đầu công ty sản xuất bơm nhiệt điện tại phía bắc Trung Quốc, cũng phải đối mặt với chuyện đi hay ở. 

"Một trong những khách hàng quan trọng nhất của chúng tôi tại thị trường Mỹ yêu cầu loại bỏ tất cả những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Họ cũng yêu cầu chúng tôi dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam", ông nói. 

Tuy nhiên, Wang không có kế hoạch chuyển đến Đông Nam Á, bởi điều đó không thực tế đối với một doanh nghiệp nhỏ như của ông.

Trung Quốc khẳng định không ép các công ty nộp dữ liệu nước ngoàiTrung Quốc khẳng định không ép các công ty nộp dữ liệu nước ngoài

Sau phiên điều trần cam go của giám đốc điều hành (CEO) TikTok ở Mỹ, Trung Quốc khẳng định luôn coi trọng an ninh dữ liệu và không buộc các công ty phải giao nộp dữ liệu thu thập từ nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên