09/11/2023 16:28 GMT+7

Doanh nghiệp đề xuất chủ tịch TP.HCM làm 'nhạc trưởng' gỡ vướng nhà ở xã hội

Doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội chỉ được lợi nhuận 10% nhưng giá bán, đối tượng bán đều phải trình Sở Xây dựng, trong khi có chi phí không đưa vào giá bán khiến phát triển khó hơn nhà ở thương mại.

Ông Võ Minh Hoàng - tổng giám đốc Công ty CP Nhà ở xã hội TP.HCM - chia sẻ về những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Võ Minh Hoàng - tổng giám đốc Công ty CP Nhà ở xã hội TP.HCM - chia sẻ về những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Cần có "nhạc trưởng" gỡ vướng nhà ở xã hội

Ông Võ Minh Hoàng - tổng giám đốc Công ty CP Nhà ở xã hội TP.HCM - cho rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp địa ốc không làm nhà ở xã hội hoặc các doanh nghiệp đang làm lại khó tiếp cận vốn vay, khiến gói 120.000 tỉ đồng về nhà ở xã hội đang giải ngân chậm. 

Theo ông Hoàng, Nhà nước có nhiều chương trình ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được, "khi chưa tham gia nhà ở xã hội đã thấy khó, khi bắt tay làm lại thấy càng khó hơn".

Trong đó, bên cạnh khó khăn về vốn, doanh nghiệp cũng gặp khó về quỹ đất khi có những doanh nghiệp tài chính sẵn sàng nhưng lại thiếu quỹ đất làm nhà ở xã hội.

Đối với quỹ đất, ông Hoàng đề xuất bên cạnh doanh nghiệp tự thương lượng, doanh nghiệp mong muốn Nhà nước rà soát quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để giúp tiếp cận quỹ đất nhanh.

Đối với phát triển dự án, ông Hoàng cho hay doanh nghiệp làm nhà ở xã hội chỉ lợi nhuận 10% nhưng giá bán, đối tượng bán đều phải thông qua Sở Xây dựng, trong khi có chi phí không đưa vào giá bán được. 

"Làm nhà ở xã hội lâu hơn, khó hơn nhà ở thương mại. Thời gian quá lâu khiến doanh nghiệp không mặn mà. Chờ 2-3 năm để ngân hàng giải ngân vốn vay thì không chờ được", ông Hoàng nói.

Do đó, ông Hoàng đề nghị cần lập ban chuyên về phát triển nhà ở xã hội, trong đó chủ tịch UBND TP.HCM đứng đầu ban, còn các sở, ngành là thành viên, thường xuyên tiếp xúc doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc.

Các đề xuất trên được ông Hoàng đưa ra tại tọa đàm "Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho bất động sản", do báo Người Lao Động tổ chức ngày 9-11.

Nghiên cứu mô hình quỹ phát triển nhà ở xã hội

Gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội đến nay giải ngân chậm, có ít dự án được tiếp cận nguồn vốn này - Ảnh: T.T.D.

Gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội đến nay giải ngân chậm, có ít dự án được tiếp cận nguồn vốn này - Ảnh: T.T.D.

Cùng bàn về phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Minh Trí - thành viên hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - cho biết thực tế giải ngân gói 120.000 tỉ đồng của ngân hàng này chưa nhiều, nhưng luôn sẵn sàng và chỉ cần doanh nghiệp chờ đủ điều kiện pháp lý, đáp ứng được là giải ngân. 

Theo ông Trí, lãi suất cho vay có những giai đoạn có thể giảm hơn 2% so với quy định để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường.

Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho rằng đối với chính sách nhà ở xã hội, gói 120.000 tỉ đồng vẫn có lãi suất cao và chỉ áp dụng được 5 năm phải chuyển sang lãi suất thương mại sẽ không bảo đảm ưu đãi cho người thu nhập thấp.

TS Cấn Văn Lực cho rằng để kích cầu cho phân khúc nhà ở xã hội, cần có quỹ phát triển nhà ở xã hội, thậm chí huy động các quỹ đầu tư quốc tế cùng tham gia. Theo ông Lực, các nước như Singapore, Hàn Quốc cũng đang vận hành quỹ này hiệu quả và lãi suất chỉ khoảng bằng 50% so với thị trường.

Gỡ vướng được gần 30%

Các doanh nghiệp, chuyên gia tham dự tọa đàm Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho bất động sản ngày 9-11 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các doanh nghiệp, chuyên gia tham dự tọa đàm Tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho bất động sản ngày 9-11 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Phạm Đăng Hồ - trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng TP.HCM) - cho biết thời gian qua Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản của UBND TP.HCM đã có nhiều cuộc họp. Tuy nhiên, việc tháo gỡ vướng mắc còn theo trình tự, vướng chỗ nào tham mưu chỗ đó nhưng chưa thông suốt, xong chỗ này thì lại vướng chỗ khác nên chưa tiết kiệm được thời gian.

Theo ông Hồ, hiện nay có hai nội dung vướng mắc liên quan đến yếu tố pháp luật. Đó là các dự án bất động sản trải qua nhiều thời kỳ, pháp luật đan xen, bản thân quy định pháp luật khi ban hành mới lại chưa thống nhất, đồng bộ với quy định chuyển tiếp.

Thứ hai, vướng mắc liên quan tới xác định giá đất, tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính bổ sung. Theo ông Hồ, thực tế tiến độ gỡ tại 148 dự án với 189 kiến nghị thì đến nay đã giải quyết được gần 30%.

Giám đốc nghiên cứu toàn cầu Savills nói về thách thức của thị trường bất động sản ViệtGiám đốc nghiên cứu toàn cầu Savills nói về thách thức của thị trường bất động sản Việt

Trong năm 2023, lượng đầu tư vào bất động sản (BĐS) toàn cầu đã giảm khoảng 50% so với năm trước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên