12/04/2025 08:12 GMT+7

Đề xuất cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp

Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp nhận 12 thanh tra bộ, sáp nhập một số đơn vị, thành lập các cục thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý sau thanh tra.

Đề xuất cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp - Ảnh 1.

Trụ sở Thanh tra Chính phủ - Ảnh: GIA HÂN

Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

Đề xuất bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ

Theo tờ trình của Thanh tra Chính phủ, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thanh tra của 12 thanh tra bộ.

Do đó dự thảo nghị định bổ sung cho Thanh tra Chính phủ các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc quyền quản lý của bộ và thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ đại diện chủ sở hữu.

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay.

Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền.

Cơ cấu mới của Thanh tra Chính phủ dự kiến gồm 22 đơn vị

Về cơ cấu của Thanh tra Chính phủ, tờ trình nêu rõ căn cứ kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng dự thảo nghị định quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

Bao gồm 22 đơn vị, trong đó có 5 đơn vị tham mưu tổng hợp, 15 đơn vị thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo lĩnh vực, địa bàn và 2 đơn vị sự nghiệp công lập.

5 đơn vị tham mưu, tổng hợp gồm Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, Vụ Hợp tác quốc tế.

Trung tâm Thông tin được đề xuất sáp nhập vào Văn phòng để thực hiện tinh gọn bộ máy của Thanh tra Chính phủ theo chỉ đạo của Trung ương.

Văn phòng tiếp nhận chức năng chuyển đổi số và quản lý cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, nhằm gắn chuyển đổi số với cải cách hành chính.

Tiếp tục duy trì 3 cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo địa bàn hiện nay gồm Cục I, Cục II, Cục III.

Dự thảo đề xuất thành lập 8 cục thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực trên cơ sở kết thúc tổ chức, hoạt động của 12 thanh tra bộ và 3 vụ thanh tra theo ngành, lĩnh vực hiện tại của Thanh tra Chính phủ (Vụ I, Vụ II, Vụ III).

Mỗi cục sau sắp xếp có 80-200 công chức. Theo đề án, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 12 thanh tra bộ, trong thanh tra bộ có nhiều phòng, mỗi phòng có trưởng phòng và 1-3 phó trưởng phòng; sắp xếp thành 59 phòng tại 8 cục, giảm 30 phòng, bằng 33,7%.

8 cục đề xuất gồm Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, nội vụ, dân tộc, tôn giáo (Cục V). Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Cục VI). Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực xây dựng (Cục VII).

Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (Cục VIII). Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực công thương (Cục IX). Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực y tế, giáo dục (Cục X).

Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, ngoại giao (Cục XI). Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực khoa học và công nghệ (Cục XII).

Tờ trình nêu rõ Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra dự kiến được sắp xếp, tổ chức lại thành 2 cục, gồm Cục Giám sát và thẩm định, Cục Theo dõi, đôn đốc và xử lý sau thanh tra.

Đề xuất hợp nhất Trường Cán bộ thanh tra và Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra thành Trường Cán bộ thanh tra. Tạp chí Thanh Tra sáp nhập vào báo Thanh Tra.

Tại dự thảo cũng đề xuất không tổ chức Văn phòng Đảng - Đoàn thể. Việc tổ chức đơn vị này thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của Đảng ủy Chính phủ.

Tờ trình nêu rõ hằng năm Thanh tra Chính phủ bình quân giám sát, thẩm định khoảng 25 cuộc thanh tra, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý sau thanh tra khoảng 200 kết luận thanh tra.

Thanh tra 12 bộ bình quân giám sát thẩm định khoảng 125 cuộc thanh tra và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý sau thanh tra khoảng 1.000 kết luận thanh tra.

Sau khi sắp xếp, Thanh tra Chính phủ sẽ tăng bình quân giám sát, thẩm định khoảng 125 cuộc; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và xử lý sau thanh tra khoảng 1.000 kết luận thanh tra.

Đề xuất cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ sau sắp xếp - Ảnh 3.Tinh gọn bộ máy thanh tra còn 2 cấp: Giảm áp lực sợ thanh tra

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp trung ương và địa phương (cấp tỉnh); kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên