27/01/2023 16:04 GMT+7

Cuộc giải cứu 'điên cuồng' các tác phẩm nghệ thuật khỏi Ukraine

Triển lãm 'Các khía cạnh của tự do' ở Paris trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được 'giải cứu' từ Ukraine sau khi chiến sự bùng nổ.

Cuộc giải cứu điên cuồng các tác phẩm nghệ thuật khỏi Ukraine - Ảnh 1.

Nhà sưu tập nghệ thuật Tetiana Hrynyova chụp ảnh với một tác phẩm được giải cứu - Ảnh: FRANCE 24

Trung tâm Văn hóa Ukraine ở Paris (Pháp) mở cửa từ nay đến ngày 3-3 đón du khách vào xem triển lãm các tác phẩm nghệ thuật với chủ đề "Các khía cạnh của tự do", theo Đài France 24.

Bà Viktoria Gulenko, giám đốc trung tâm, cho biết các tác phẩm được trưng bày "là biểu hiện của tự do, cho dù đó là sáng tạo về thể chất, trí tuệ, tình dục hay cảm xúc".

Cuộc giải cứu "điên cuồng" các tác phẩm nghệ thuật

Để các bộ sưu tập có mặt ở đây, những người làm công tác văn hóa trên khắp Ukraine gần như "điên cuồng" sơ tán các tác phẩm nghệ thuật khi Nga mở chiến dịch quân sự vào Ukraine vào tháng 2-2022.

“Thách thức đối với chúng tôi là vận chuyển các bộ sưu tập. Đó là trách nhiệm cá nhân, chúng tôi phải giữ lại mọi thứ có thể. Chúng tôi đại diện cho các khu vực khác nhau và chúng tôi có những trải nghiệm khác nhau trong chiến tranh tùy thuộc vào việc chúng tôi ở Kiev, Odessa hay Kharkov”, bà Oksana Barshynova, phó giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Ukraine, giải thích.

Với bà, cuộc chiến ở Ukraine không bắt đầu vào năm 2022. Nó bắt đầu từ năm 2014 khi Nga chiếm lấy bán đảo Crimea.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Interpol - tổ chức cảnh sát quốc tế - thông báo đang truy tìm 52 bức tranh của các nghệ sĩ Ukraine mà người Nga chuyển bất hợp pháp đến Bảo tàng Nghệ thuật Simferopol vào tháng 3-2014.

Bà Barshynova khẳng định: “Người Ukraine bắt đầu nghĩ về cách giải cứu nghệ thuật ngay từ năm 2014, nhưng chúng tôi gặp vô số khó khăn".

Ukraine có 3.500 bảo tàng được giám sát bởi các tổ chức địa phương, khu vực hoặc quốc gia. Nhiều bảo tàng thiếu bản kiểm kê trực tuyến các bộ sưu tập của họ. 

Với một chính phủ đang trong tình trạng chiến tranh, nhiều chuyên gia nghệ thuật đã phải hành động theo sáng kiến của riêng họ, để bảo vệ nghệ thuật có giá trị của đất nước.

Không có băng dính để đóng gói

Đối với bà Maryna Konieva, nhà sử học nghệ thuật và là người bảo quản bộ sưu tập nghệ thuật Grynyov ở Kharkov, việc tìm vật liệu đóng gói cho tác phẩm nghệ thuật là một thách thức. Không bao giờ có đủ băng dính vì nó được dùng để che các cửa sổ bị vỡ.

Ngay cả nhân sự cũng rất khó tìm, vì họ phải làm việc dưới áp lực liên tục. Bà Konieva cũng nhớ đã phải gói những bức tranh có từ thời Liên Xô bằng thảm.

Bà Barshynova nhớ lại việc sơ tán các biểu tượng khỏi Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Ukraine: “Rất may, chúng tôi có vật liệu đóng gói” và “nhờ sự hợp tác của chúng tôi với Bộ Văn hóa, chúng tôi đã tiếp cận được một chuyến tàu chống đạn trên đường sắt quốc gia Ukraine". 

Người Nga đã nổ súng vào đoàn tàu trong hành trình dài 12 giờ đầy căng thẳng nhưng may mắn bộ sưu tập vẫn an toàn.

Mặc chiếc áo vyshyvanka màu đen và vàng, một chiếc áo thêu truyền thống của Ukraine, nhà sưu tập nghệ thuật Tetyana Hrynyova nói: “Chính các cuộc ném bom và không kích của Nga đã khiến chúng tôi rời Kharkov".

“Chúng tôi không có xe bọc thép nhưng chúng tôi đã sơ tán được bộ sưu tập của mình vì chúng tôi rời đi một cách kín đáo".

Giải cứu thành công

Cuộc giải cứu điên cuồng các tác phẩm nghệ thuật khỏi Ukraine - Ảnh 2.

Tác phẩm “Giết chết giấc mơ” của Kyrylo Protsenko - Ảnh: ART CRITIQUE

Trong căn phòng trần cao, thoáng mát tại Trung tâm Văn hóa Ukraine, các tác phẩm từ bộ sưu tập của gia đình Grynyov là minh chứng cho nỗ lực để cứu nghệ thuật Ukraine.

Một tác phẩm có tựa đề “Giết chết giấc mơ” của Kyrylo Protsenko, một vật thể màu đen chảy một vệt máu, phủ một tấm vải trắng, gợi nhớ đến tất cả những mất mát bi thảm về nhân mạng tại cuộc chiến Ukraine vào tháng 2-2022. Bức tranh có từ năm 1991, tạo cho người xem cảm giác rùng rợn về những điều mà họa sĩ đã báo trước.

"Đối với người Nga, văn hóa Nga là nền văn hóa duy nhất tồn tại. Đây là lý do tại sao họ cấm ngôn ngữ của chúng tôi”, bà Hrynyova bình luận.

Ánh mắt của Hrynyova trở nên dịu dàng khi bà quay lại với những bức tranh. Bà nói, mục đích của bà là "chấm dứt nguyên tắc sai lầm rằng nghệ thuật Ukraine kém quan trọng hơn".

Khi Ukraine tiếp tục cuộc chiến sinh tồn nghiệt ngã, các nhà quan sát có thể mong đợi được thấy nền văn hóa sôi động của đất nước này tiếp tục phát triển.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật ở Ukraine đi Nhiều tác phẩm nghệ thuật ở Ukraine đi 'tị nạn'

TTO - Hàng chục tác phẩm nghệ thuật hiện đại của Ukraine đang được trưng bày tại một bảo tàng ở Madrid, Tây Ban Nha từ đây cho đến hết tháng 4.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên