‘Cơm nắm 5k’ hot rần rần, coi chừng vui cái miệng, đau cái bụng

Thời gian qua, mặt hàng kinh doanh đồ ăn sáng “cơm nắm 5k” được nhiều người chia sẻ như một mô hình “khởi nghiệp”. Món ăn này cũng trở thành “hot trend” được nhiều người yêu thích.

ngộ độc - Ảnh 1.

Nhiều video chia sẻ cách làm cơm nắm từ các nguyên liệu xúc xích, ngô (bắp), cà rốt, rong biển... với giá 5.000 đồng - Ảnh: Chụp màn hình

Các trang mạng xã hội chia sẻ nhiều video về mô hình "khởi nghiệp" với cơm nắm giá 5.000 đồng. 

Theo đó, thành phần làm cơm nắm gồm gạo tẻ, xúc xích, cà rốt, trứng gà, rong biển, nước tương, xốt mayonnaise, ngô (bắp)... và một số topping khác tùy người làm đưa vào.

Để chế biến món ăn này, người làm cần thái nhỏ các nguyên liệu, xào qua, sau đó trộn với cơm, chia thành từng phần nhỏ rồi nắm lại.

Món ăn đơn giản, dễ làm, lại "lạ miệng" trở thành món ăn sáng đắt khách, đặc biệt ở các cổng trường học thời gian qua.

Mặc dù vậy, thức ăn đường phố với sản phẩm "made in nhà làm" cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được bảo quản, chế biến đúng cách.

Mới đây nhất, sáng 8-4, sau khi ăn cơm nắm tại một quán ăn vỉa hè gần cổng trường, 12 học sinh tiểu học tại thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An có biểu hiện đau bụng, buồn nôn phải nhập viện nghi do ngộ độc.

Trước đó, tháng 4-2024, tại Khánh Hòa cũng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khiến 74 người (52 học sinh, và 22 người khác trong cộng đồng) nhập viện sau khi ăn cơm nắm, rong biển bán tại cổng trường.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho hay việc kết hợp các thành phần như rong biển, cơm, trứng gà chiên, nước tương ớt, xúc xích... không phải là nguyên nhân gây ngộ độc.

"Trước đây, cha ông ta vẫn sử dụng cơm nắm, muối vừng hoặc thêm một chút cá khô… để ăn cho chắc bụng khi đi xa. Việc trộn các đồ ăn với cơm tạo thành từng nắm không phải nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm", ông Thịnh giải thích.

Tuy nhiên theo chuyên gia này, nếu cơm nắm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như nguồn nguyên liệu không đảm bảo, bảo quản không đúng cách, chế biến không an toàn… sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.

Theo đó, có 3 nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm đó là nguyên liệu bị nhiễm khuẩn. Ví dụ, một vụ ngộ độc tại Khánh Hòa liên quan đến cơm cuộn đã được xác định do vi khuẩn Staphylococcus aureus nhiễm vào rong biển. Vi khuẩn này có thể gây ngộ độc nếu thực phẩm không được bảo quản và xử lý đúng cách.

Thứ hai là do bảo quản thực phẩm không an toàn. Cơm nắm sau khi chế biến có thể bị ôi thiu, khiến vi khuẩn xâm nhập.

Cuối cùng là vệ sinh trong quá trình chế biến không đảm bảo. Người làm không tuân thủ các quy tắc vệ sinh khi chế biến, như sử dụng dụng cụ bẩn hoặc không rửa tay sạch, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo giữa các nguyên liệu.

Bên cạnh đó, do cách chế biến cơm nắm cần dùng tay trộn đều các nguyên liệu với nhau. Vì vậy nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đeo găng tay... sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn khi chế biến.

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, ông Thịnh khuyến cáo người chế biến phải đảm bảo:

Sử dụng nguyên liệu tươi sạch và có nguồn gốc rõ ràng: Chọn mua thực phẩm từ những nguồn uy tín và đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến: Rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi chế biến và sử dụng dụng cụ sạch sẽ.

Bảo quản thực phẩm đúng cách: Giữ các món ăn đã chế biến ở nhiệt độ thích hợp và tiêu thụ trong thời gian ngắn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

‘Cơm nắm 5k’ hot rần rần, cẩn trọng ngộ độc thực phẩm - Ảnh 3.Cơm nắm Nhật Bản có gì mà được người Pháp ưa chuộng?

Tại Paris, thủ đô nước Pháp, cơm nắm Nhật Bản đang có mặt ngày càng nhiều trong khẩu phần ăn trưa của người dân. Đây là món ăn thu hút những vị khách tìm kiếm một lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên