03/10/2023 18:52 GMT+7

Chứng khoán giảm sâu là bình thường, vẫn hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn?

Chứng khoán giảm gần 40 điểm trong phiên hôm nay, với hơn 850 mã rớt giá. Tuy nhiên, chuyên gia của quỹ đầu tư đang quản lý 4 tỉ USD - VinaCapital tỏ ra bình thản, nhận định trong ngắn hạn biến động giảm sâu là bình thường, dài hạn vẫn hấp dẫn.

Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư chứng khoán của VinaCapital Nguyễn Hoài Thu cho rằng: Biến động trong ngắn hạn là bình thường, cơ hội đầu tư dài hạn còn rất lớn. Ba năm nay, nhiều quỹ con của VinaCapital lãi lũy kế từ 60-90% - Ảnh: BÔNG MAI

Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư chứng khoán của VinaCapital Nguyễn Hoài Thu cho rằng: Biến động trong ngắn hạn là bình thường, cơ hội đầu tư dài hạn còn rất lớn. Ba năm nay, nhiều quỹ con của VinaCapital lãi lũy kế từ 60-90% - Ảnh: BÔNG MAI

"Không có gì đáng ngại"

Có gần 20 năm kinh nghiệm trong thị trường vốn và làm việc tại nhiều ngân hàng quốc tế, hiện đang là tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư chứng khoán của VinaCapital - tập đoàn đầu tư và quản lý khối tài sản 4 tỉ USD, bà Nguyễn Thị Hoài Thu tỏ ra bình thản, khi thị trường chứng khoán giảm mạnh gần 40 điểm trong phiên hôm nay 3-10.

Bà Hoài Thu dẫn chứng, trong bốn năm gần đây chỉ có một năm thị trường chứng khoán giảm, còn lại đều tăng. Sau khi rớt xuống đáy vào cuối năm ngoái, từ đầu năm 2023 đến nay chứng khoán đã tăng khoảng 15%, bất chấp nhiều phiên giảm mạnh.

Chứng khoán Việt tăng sốc - giảm sâu, thiếu ổn định, vì hiện có hơn 90% giá trị giao dịch trong ngày đến từ dòng vốn của nhà đầu tư nhỏ lẻ, tâm lý dễ chao đảo.

"Định giá thị trường đang khá hấp dẫn", bà Hoài Thu nói. Cụ thể, mức định giá P/E của chứng khoán Việt trong năm tới chỉ còn khoảng chín lần, rẻ nhất khu vực ASEAN, mức chiết khấu tốt nhất trong 10 năm qua.

Trong chục năm nay thị trường chứng khoán chỉ trải qua khoảng ba lần có mức định giá hấp dẫn trên, bao gồm: năm 2015 khi căng thẳng về Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra, năm 2020 thị trường rớt mạnh do đại dịch, và hiện nay là bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu.

Tiếp đến, kỳ vọng nửa cuối năm nay các ngành nghề của Việt Nam sẽ hồi phục tích cực với lợi nhuận dao động từ 9-56%, lợi nhuận trung bình toàn thị trường đạt khoảng 25%, cao nhất khu vực ASEAN.

Muốn lãi lớn cần quản lý tốt rủi ro

Về chiến lược đầu tư, bà Hoài Thu cho biết có thể để tâm đến các ngành chuyển biến tích cực như: chuyển đổi số (tích hợp hệ thống, trí tuệ nhân tạo, dịch vụ Internet và dữ liệu số), hưởng lợi từ môi trường lãi thấp (ngân hàng, chứng khoán, khu công nghiệp), phục hồi nhu cầu nội địa (bán lẻ), phục hồi xuất khẩu (cảng biển, xuất khẩu) và dầu khí... 

Bên cạnh đó vẫn có một số lĩnh vực dự báo tăng trưởng âm trong năm: hàng hóa tiêu dùng, bất động sản, nguyên liệu...

Song chuyên gia của VinaCapital lưu ý thị trường chứng khoán vẫn đối mặt một số rủi ro tiềm ẩn.

Về tình hình thế giới, rủi ro xảy ra khi kinh tế toàn cầu khó khăn kéo dài và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt lâu hơn dự kiến, căng thẳng địa chính trị leo thang…

Trong nước, rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn, sự hồi phục ngành bất động sản kéo dài hơn dự kiến, áp lực lạm phát do chi phí lương thực - nguyên vật liệu - giá điện tăng, áp lực tỉ giá…

"Quản trị rủi ro là bước quan trọng trong quy trình đầu tư cổ phiếu", bà Thu nói. Theo đó, nhà đầu tư cần hiểu rõ ban quản trị, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết.

GDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trướcGDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước

Theo báo cáo, GDP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 3,72%, trong đó quý 2 đạt 4,14%, cao hơn quý 1 là 3,28%, nhiều ngành có xu hướng phục hồi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên