11/09/2023 14:22 GMT+7

Các nhà khoa học thế giới đến Quy Nhơn bàn về an ninh nguồn nước

60 nhà khoa học và nghị sĩ trẻ ở 18 quốc gia tham gia hội thảo tại Quy Nhơn (Bình Định) với chủ đề "An ninh và mất an ninh nguồn nước - tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học".

Các nhà khoa học, diễn giả đến từ 18 quốc gia trên thế giới tham gia hội thảo về an ninh nguồn nước tại Trung tâm ICISE - Ảnh: LÂM THIÊN

Các nhà khoa học, diễn giả đến từ 18 quốc gia trên thế giới tham gia hội thảo về an ninh nguồn nước tại Trung tâm ICISE - Ảnh: LÂM THIÊN

Sáng 11-9, hội thảo "Khoa học vì hòa bình" của Liên minh Nghị viện thế giới với chủ đề "An ninh và mất an ninh nguồn nước - tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học" đã khai mạc tại Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Đây là sự kiện ngoại giao khoa học do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm ICISE phối hợp tổ chức.

Diễn ra từ ngày 11 đến 13-9, hội thảo quy tụ hơn 60 nhà khoa học và các nghị sĩ trẻ đại diện 18 quốc gia trên thế giới tham dự. Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả quốc tế như ông Martin Chungong - tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới, ông Mokhtar Omar - cố vấn cấp cao của tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới…

Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nghị sĩ trẻ từ Việt Nam, châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, các vùng khác trên thế giới để chia sẻ kiến thức, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước.

Đây là một vấn đề quốc tế rất quan trọng và cần những giải pháp hòa bình dựa trên nền tảng khoa học để cùng giải quyết.

Hội thảo có 9 phiên thảo luận với các chuyên đề chuyên sâu như: khoa học và chính trị, các chương trình quan sát Trái đất để giám sát nguồn nước…

Ông Nguyễn Đức Hải - phó chủ tịch Quốc hội phát biểu tại hội thảo - Ảnh: LÂM THIÊN

Ông Nguyễn Đức Hải - phó chủ tịch Quốc hội phát biểu tại hội thảo - Ảnh: LÂM THIÊN

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải - phó chủ tịch Quốc hội, cho biết Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp khác như: công tác quy hoạch, điều tiết nước, chuyển nước lưu vực sông; đầu tư nguồn lực, phát triển hạ tầng bảo đảm an ninh nguồn nước; giải pháp về khoa học và công nghệ trong dự báo, xây dựng vận hành các công trình tích nước, trữ nước, chuyển nước…

Việt Nam đã chủ động, tích cực đề xuất các hoạt động và tham gia các sáng kiến toàn cầu của IPU. Việt Nam đánh giá cao các nỗ lực và sáng kiến của IPU với vai trò là một cơ chế hợp tác liên nghị viện toàn cầu, đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam để phát huy vai trò của hợp tác nghị viện nhằm chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu.

"Trong bối cảnh này, chúng tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) tổ chức Hội nghị "An ninh và bất an nguồn nước: Xây dựng hòa bình bằng khoa học.

Chúng tôi cũng mong muốn các đại biểu tham dự hội nghị sẽ cùng nhau thống nhất cam kết các mục tiêu mà chúng ta sẽ thực hiện trong thời gian tới để Chủ đề "An ninh và bất an nguồn nước: Xây dựng hòa bình thông qua khoa học" là nội dung hữu ích cho các quốc gia tham dự; vì sự thịnh vượng của các quốc gia cùng với bảo đảm an ninh nguồn nước; thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu đến năm 2030", ông Hải cho biết thêm.

Trong khi đó, GS Trần Thanh Vân - chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam - cho biết Việt Nam đã tham gia đề xuất đề án lấy năm 2022-2023 là Năm quốc tế khoa học cơ bản để phục vụ phát triển bền vững và được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 2-12-2021.

"Đây là tầm nhìn và con đường tương lai để có một phát triển bền vững cho Trái đất xanh của chúng ta, một con đường mà Liên minh Nghị viện thế giới và Trung tâm ICISE sẽ cùng nhau đồng hành, tiến tới" - GS Vân phát biểu.

Đại sứ Mokhtar Omar, cố vấn cấp cao của tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: LÂM THIÊN

Đại sứ Mokhtar Omar, cố vấn cấp cao của tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: LÂM THIÊN

Ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy Bình Định - cho biết hội thảo này là sự kiện đầu tiên đánh dấu cho Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Liên minh Nghị viện thế giới với Trung tâm ICISE chính thức được hiện thực hóa.

Đồng thời, theo ông, đây cũng là hội thảo có ý nghĩa quan trọng và chất lượng cao về mặt học thuật trong bối cảnh "hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" đang đối mặt với những thách thức lớn.

"Tại sự kiện này, các vấn đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước dựa trên các hướng giải quyết từ khoa học để xây dựng hòa bình sẽ được đề cập, phân tích, làm rõ. Sự kiện này cũng góp phần củng cố mối quan hệ giữa cộng đồng khoa học và cộng đồng liên minh các nghị viện nhằm ủng hộ khoa học và hòa bình thế giới" - ông Dũng bày tỏ.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cũng mong Trung tâm ICISE thực sự trở thành địa chỉ để các nhà khoa học trong nước và thế giới đến đây chia sẻ, trao đổi các kiến thức khoa học nhằm giúp đưa Bình Định và Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Kiến nghị Bình Định rà soát nhu cầu sử dụng đất với dự án của GS Trần Thanh VânKiến nghị Bình Định rà soát nhu cầu sử dụng đất với dự án của GS Trần Thanh Vân

TTO - Theo Bộ Tài chính, diện tích đất rộng hơn 167.600m2 cho mục đích hội nghị, hội thảo khoa học là quá lớn, chiếm khoảng 80% diện tích của dự án Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành của giáo sư Trần Thanh Vân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên