17/11/2018 13:00 GMT+7

Báo Tuổi Trẻ nhận giải B 'vì sự nghiệp giáo dục VN' năm 2018

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Lễ trao Giải báo chí "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" diễn ra vào ngày 17-11, nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Báo Tuổi Trẻ nhận giải B vì sự nghiệp giáo dục VN năm 2018 - Ảnh 1.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trao giải cho cac tác giả đoạt giải - Ảnh: BÁ HẢI

Đây là giải báo chí thuộc lĩnh vực Giáo dục lần đầu tiên được Bộ GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 

Có trên 400 tác phẩm báo chí dự giải thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Có 74 tác phẩm vào vòng chung khảo, trong đó có 43 tác phẩm đoạt giải, với 4 giải A, 8 giải B, 12 giải C và 20 giải khuyến khích, 1 giải đặc biệt được ban giám khảo bình chọn từ 4 giải nhất.

Tác giả Trần Lê Ninh (bút danh Trần Mai) - Báo Tuổi trẻ với tác phẩm "640 giáo viên nuôi 643 học sinhđoạt giải B thể loại báo in.

Bài báo ghi lại câu chuyện Hơn 640 giáo viên ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi đứng ra đỡ đầu cho 643 học trò khó khăn ở khắp các điểm trường trong huyện. Từ sự cưu mang này, học trò trở lại lớp và tiến bộ như một câu chuyện cổ tích.

Theo ông Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, các tác phẩm báo chí dự giải có chất lượng tốt, phản ánh sống động nền giáo dục nước nhà trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. 

Đặc biệt những tác phẩm báo chí ghi nhận sự cống hiến thầm lặng của các nhà giáo ở mọi miền đất nước là điểm sáng có sức lan tỏa mang lại niềm tin cho xã hội.

Đặc biệt, tại lễ trao giải một số thầy, cô giáo - Những người được đề cử cho Giải nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm báo chí đoạt giải cũng có mặt. 

Giải thưởng ở mục này được trao cho thầy Đặng Văn Cương ở Quảng Ngãi - Người đã chăm sóc cậu bé tí hon K’ rể từng gây xôn xao dư luận.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đánh giá cao sự đồng hành của báo chí với sự nghiệp giáo dục, cả ở phương diện phản biện giúp ngành GD-ĐT kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện chính sách, quyết sách và mảng đề tài viết về gương người tốt, việc tốt, tạo sự lan tỏa tích cực từ những gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo.

Chuyện cổ tích các thầy cô vào tận làng để ‘cướp học trò’ Chuyện cổ tích các thầy cô vào tận làng để ‘cướp học trò’

TTO - Bị người thân học trò xua đuổi, mắng là 'đồ mặt dày', thầy cô giáo huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi vẫn kiên trì tìm cách đưa các em trở lại lớp học. Có người lương chỉ 3 triệu nhưng nhín ra để cưu mang các em...

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên