Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
WHO phát động tìm vắcxin và thuốc trị COVID-19, Mỹ nói không tham gia
TTO - Mỹ tuyên bố không tham gia phát động một sáng kiến toàn cầu cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và phân phát thuốc cũng như vắcxin đối phó COVID-19.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) phát biểu trước Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và các nhà lãnh đạo thế giới khác trong hội nghị qua video ngày 24-4 - Ảnh: REUTERS
Ngày 24-4, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết sẽ tăng cường công tác xét nghiệm cũng như phát triển thuốc, vắcxin phòng chống COVID-19 và chia sẻ ra khắp toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ đã không tham gia vào việc phát động sáng kiến này cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO), theo Hãng tin Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nằm trong số các nhà lãnh đạo thế giới đã tham gia hội nghị qua video để phát động một sáng kiến mà theo WHO là "sự hợp tác bước ngoặt" để đối phó đại dịch COVID-19.
Mục tiêu của sáng kiến này là tăng tốc phát triển các xét nghiệm, thuốc và vắcxin an toàn, hiệu quả để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị COVID-19, đồng thời đảm bảo cả các nước giàu và nghèo được tiếp cận các phương pháp điều trị công bằng.
"Chúng ta đang đối mặt với một mối đe dọa chung - mối đe dọa mà chúng ta chỉ có thể đánh bại bằng một cách tiếp cận chung. Kinh nghiệm mách bảo chúng ta rằng thậm chí khi các công cụ đã có, chúng vẫn không được phân phát công bằng. Chúng ta không thể cho phép điều đó xảy ra" - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp trực tuyến.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: "Giờ đây chúng tôi sẽ tiếp tục huy động tất cả quốc gia nhóm G7 và G20 để họ ủng hộ sáng kiến này".
Các nhà lãnh đạo đến từ châu Á, Trung Đông và châu Mỹ cũng tham gia hội nghị trực tuyến này. Tuy nhiên, người phát ngôn phái đoàn thường trực Mỹ tại Geneva trước đó nói với Hãng tin Reuters rằng Mỹ không tham gia phát động sáng kiến này.
"Sẽ không có sự tham gia chính thức của Mỹ. Chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về sáng kiến này để có thể ủng hộ sự hợp tác quốc tế nhằm phát triển vắcxin phòng COVID-19 sớm nhất có thể" - người này nói.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc WHO phản ứng chậm với COVID-19 và "nghiêng" về phía Trung Quốc, đồng thời thông báo ngừng tài trợ cho cơ quan Liên Hiệp Quốc này - động thái đã vấp phải sự phản đối của các nhà lãnh đạo thế giới.
-
TTO - Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021 do Brunei chủ trì ngày 19-1.
-
TTO - Mới đây, trên một số trang báo và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì ung thư vòm họng. Nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà đã đính chính thông tin này và bày tỏ sự bức xúc trước tin đồn thất thiệt.
-
TTO - Đây là bệnh nhân nữ 79 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam ngày 13-1-2021. Bệnh nhân này có người nhà ở Mỹ mắc COVID-19; ngày 14-1-2021 có kết quả xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 dương tính.
-
TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn.
-
TTO - Gần 3 triệu người ở vùng đông bắc Trung Quốc rơi vào cảnh phong tỏa vì một ca siêu lây nhiễm là nhân viên tiếp thị chuyên chào bán các sản phẩm cho người cao tuổi. Nhà chức trách để ngỏ khả năng xử lý anh này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận