Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Hành lang pháp lý bảo vệ bác sĩ đâu?
TTO - Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đã đặt câu hỏi này cho bác sĩ Hoàng Công Lương, cho các đồng nghiệp trong ngành y tại phiên thảo luận ở Quốc hội sáng 22-5.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại họp tổ Quốc hội sáng 22-5 - Video: VIỄN SỰ
"Có thể thấy chúng ta thiếu một hành lang pháp lý để bảo vệ các bác sĩ, việc này các nước khác làm rất nhiều rồi", đại biểu Phong Lan mở đầu phát biểu của mình.
Là một tiến sĩ trong ngành y dược, bà Phạm Khánh Phong Lan nói vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương hiện vẫn đang xét xử đã và đang làm nhiều người trong ngành y tế đau lòng và hoang mang.
"Phải xác định đúng người, đúng tội chứ tại sao lại đổ hết cho một bác sĩ trực tiếp làm và lo cứu chữa cho bệnh nhân, trong khi bác sĩ làm sao biết được chất lượng nước để chạy thận như thế nào?", bà Lan nói.
Đại biểu này cũng đặt vấn đề: "Nếu có gì tiêu cực thì ai là người hưởng lợi?".
"Nếu có thì bác sĩ ở dưới khoa đâu thể làm việc này mà nếu có việc bắt tay, chuyện này chuyện kia thì phải là cấp lãnh đạo, từ cấp lãnh đạo khoa đến ban giám đốc bệnh viện, giám đốc công ty trang thiết bị...", bà Lan nói.
Từ đó đại biểu TP.HCM nhận định: "Trong nghề y, bác sĩ nào cũng muốn cứu chữa để bệnh nhân hết bệnh, thoát chết nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, có những việc ngoài ý muốn xảy ra.
Người bác sĩ khi vào chữa bệnh cho bệnh nhân phải được đảm bảo là họ chỉ cần quan tâm đến việc chữa bệnh, chứ mỗi sơ sẩy mà sau đó không được bảo vệ của ngành, không có sự bảo vệ của lực lượng pháp luật chuyên nghiệp thì không được".
"Đương nhiên, bác sĩ không phải muốn làm gì thì làm nhưng phải có hành lang pháp lý, việc này bàn cãi mãi rồi mà chưa ra được gì", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ.
Đãi ngộ cho bác sĩ thấp, Bộ Y tế sao không có động thái gì?
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói trong ngành y quan trọng nhất là con người: "Tôi xin hỏi tại sao chúng tôi không thấy những đề xuất chính thức về phía Bộ Y tế về cơ chế đãi ngộ cho người bác sĩ?", đại biểu Lan nói.
Bà Lan so sánh: "Cũng là bác sĩ nhưng nếu làm ở hệ thống bảo hiểm thì lương bổng sẽ khác hẳn. Cụ thể tới bảo hiểm xã mức lương đã cao gấp 1,83 lần mức lương cán bộ công chức viên chức. Trong khi chúng tôi, cho dù khi ra trường có thể đã là tiến sĩ dược thì lương cũng bắt đầu tất cả từ bậc 1, khi tập sự cũng chỉ hưởng 85% lương. Thử hỏi làm sao thu hút người tài?"
Nữ đại biểu TP.HCM cũng cảnh báo hiện đang có việc các bác sĩ ở hệ thống công lập ồ ạt ra làm bên ngoài hoặc là "chân trong chân ngoài" với mức lương gấp mấy chục lần.
"Chúng ta kêu gọi bác sĩ thể hiện y đức nhưng phải có môi trường tốt để họ thể hiện y đức đó. Người ta phải nuôi sống được gia đình bản thân con cái để còn tiếp tục phát triển", đại biểu Lan mong muốn.
-
TTO - Trước đó, khoảng 16h chiều 17-1, H. và chị gái đi sang nhà ngoại chơi, trên đường trở về khi đến khúc kênh Đào thì chiếc dép của chị H. không may văng xuống sông. H. nhảy khỏi xe, lội xuống kênh lấy dép cho chị.
-
TTO - Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021 do Brunei chủ trì ngày 19-1.
-
TTO - Vụ việc khởi nguồn từ đầu tháng 6-2020 khi các cơ quan chức năng quận 1, Sở Xây dựng TP.HCM nhận được đơn phản ánh công trình số 69-71 Điện Biên Phủ làm nghiêng, lún, nứt nhà bên cạnh.
-
TTO - Đây là bệnh nhân nữ 79 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam ngày 13-1-2021. Bệnh nhân này có người nhà ở Mỹ mắc COVID-19; ngày 14-1-2021 có kết quả xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 dương tính.
-
TTO - Mới đây, trên một số trang báo và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì ung thư vòm họng. Nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà đã đính chính thông tin này và bày tỏ sự bức xúc trước tin đồn thất thiệt.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận