Khổ qua có công dụng gì, ăn nhiều có tốt không?
Khổ qua là một nguyên liệu quen thuộc, tuy có vị đắng nhưng lại có thể chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài những công dụng cho sức khỏe, cũng cần lưu ý những trường hợp không nên ăn khổ qua.
1. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2
Công dụng của khổ qua đã được nghiên cứu giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng việc tăng quá trình chuyển hóa glucose, thích hợp cho người bị đái tháo đường. Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
2. Tăng miễn dịch, ngừa ung thư
Trong khổ qua có chứa nhiều loại vitamin có thể giúp tăng cường đề kháng, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút, chống lại tế bào ung thư. Khổ qua cũng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp.
3. Làm đẹp da
Ăn khổ qua hoặc uống nước ép khổ qua có thể hỗ trợ giúp bạn có được làn da khỏe mạnh, trắng mịn. Khổ qua có công dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng mụn trứng cá, các bệnh về da như chàm, vảy nến và giảm thiểu sự hình thành các nếp nhăn.
4. Giảm cân, kích thích tiêu hóa
Khổ qua ít calo, giàu vitamin nên sẽ là thực phẩm lý tưởng trong chế độ giảm cân của bạn. Ngoài ra, tiêu thụ khổ qua còn giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm cơn thèm ăn. Ngoài ra khổ qua còn giàu chất xơ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm thiểu táo bón.
Những trường hợp sau cần thận trọng trước khi dùng:
Thứ nhất: Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.
Thứ hai: Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.
Thứ ba: Do có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
Những trường hợp cụ thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng khổ qua.
Xem thêm: Để chống lão hóa và có làn da đẹp thì nên ăn gì mỗi ngày?
Xem thêm: Ăn nhiều đậu phộng có tốt cho sức khỏe không?
Xem thêm: Những trường hợp nào không nên uống nhiều sữa, cảnh báo tác dụng phụ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận