Ăn gạo lứt thường xuyên có tốt cho sức khỏe không?
Nhiều người có thói quen thay thế gạo trắng thành gạo lứt trong bữa ăn với mục đích giảm cân, cải thiện các vấn đề sức khỏe. Nhưng ăn gạo lứt mỗi ngày có tốt không, và những ai không nên ăn gạo lứt?
Ăn gạo lứt thường xuyên có tốt không?
Gạo lứt thực chất là loại gạo trắng, trong quá trình xay xát vẫn được giữ lớp cám bên ngoài, đây chính là yếu tố giúp gạo lứt có rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Gạo lứt có hàm lượng chất xơ gấp 3 lần so với gạo thường, giúp phòng ngừa các vấn đề tim mạch và đường hô hấp, làm giảm cholesterol và mỡ trong máu. Ngoài ra còn có tác dụng chống cục máu đông, giảm tắc nghẽn mạch máu, từ đó giúp nhịp tim ổn định, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
2. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết trong gạo lứt thấp hơn so với gạo thường. Các sinh tố, chất khoáng, đặc biệt là chất xơ trong gạo lứt cũng giúp hạn chế tăng lượng đường huyết nên sẽ tốt cho người bị tiểu đường và cả những người bị béo phì.
3. Hỗ trợ giảm cân
Gạo lứt cứng và có phần khó ăn hơn gạo thường nên sẽ không ăn được nhiều, từ đó giúp cắt giảm khẩu phần ăn hợp lý. Ngoài ra, chất xơ dồi dào trong gạo lứt cũng giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, giảm cơn thèm ăn, từ đó kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể.
4. Giúp xương chắc khỏe
Gạo lứt giúp cơ thể tăng hấp thu canxi từ thức ăn nên có thể phòng ngừa loãng xương. Bản thân gạo lứt cũng chứa nhiều canxi, mangan và đặc biệt là magie- rất tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh liên quan xương khớp.
5. Cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón
Lớp cám bên ngoài của gạo lứt rất giàu chất xơ, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, đảm bảo hoạt động bình thường của đường ruột. Đối với những người hay bị đau dạ dày, ăn gạo lứt còn giúp ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ các axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đối tượng nào không nên dùng gạo lứt?
Những người thể trạng yếu, đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, trẻ em… là những đối tượng hết sức lưu ý khi dùng gạo lứt. Ngoài ra một số chuyên gia cũng cho khuyến cáo không nên thay thế hoàn toàn gạo trắng bằng gạo lứt, nên ăn xen kẽ chúng để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Khi ăn gạo lứt cần nhai thật kỹ, tránh tình trạng khó tiêu.
Một số trường hợp cụ thể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: Những trường hợp nào không nên ăn dưa hấu?
Xem thêm: Những trường hợp không nên uống nhiều sữa, cảnh báo tác dụng phụ
Xem thêm: Ăn vặt cả ngày thì có sao không, có gì không tốt cho tim mạch?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận