Thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Video lính Trung Quốc, Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới là thật hay giả?
TTO - Một video cho thấy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới tranh chấp đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy lính Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả ở biên giới tranh chấp - Ảnh chụp màn hình
Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 10-9 dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết đoạn phim xuất hiện lần đầu trên mạng vào tối 8-9.
Video cho thấy lính Trung Quốc trang bị gậy gộc và khiên chống bạo động. Một số binh sĩ Ấn Độ có đeo súng trên lưng nhưng không bắn.
Đoạn phim mờ cho thấy được quay trên điện thoại và đã có hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc.
Video cho thấy lính Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả ở biên giới - Nguồn: SCMP
Một nhà phân tích quân sự giấu tên nói với tờ SCMP rằng đoạn phim có thể không phải là vụ đụng độ xảy ra vào ngày 15-6 mà là vụ ẩu đả trước đó xảy ra dọc theo sông Galwan vào tháng 5.
"Xem xét vũ khí họ dùng thì có thể video này là từ cuộc đụng độ tháng 5, vì tôi biết là hai nước gửi các đơn vị được trang bị vũ khí tốt hơn từ sau tháng 5", nguồn tin của SCMP nói.
Còn ngày 15-6 thì binh lính hai nước đã ẩu đả ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh của Ấn Độ. Vụ việc khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng còn Bắc Kinh từ chối thông báo thương vong.
Nguồn tin của SCMP cho rằng có thể Bắc Kinh đã lan truyền đoạn phim để cho thấy họ có bằng chứng về các cuộc tranh chấp diễn ra dọc biên giới hai nước.
"Đây có thể là cách Bắc Kinh nói với người dân Trung Quốc và Ấn Độ rằng họ có bằng chứng cho thấy ai đã phá vỡ thỏa thuận (không dùng vũ khí) và ai là người khơi mào cuộc chiến", nguồn tin cho biết.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang căng thẳng từ tháng 5. Một loạt các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự được tổ chức sau đó để xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, căng thẳng tiếp tục leo thang lần nữa vào ngày 7-9 khi Trung Quốc tố Ấn Độ nổ súng khiêu khích ở Pangong Tso. Đây cũng là phát súng đầu tiên sau 4 thập kỷ được khai hỏa tại khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước, theo Hindustan Times.
-
TTO - Cục Quản lý dược mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Moderna).
-
TTO - Liên quan đến vụ 35 học sinh chơi slime (chất dẻo ma quái) bị ngộ độc ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, người bán hàng cho biết các em mua thứ chất dẻo này về chơi và trộn với nhiều chất khác để chế ra đồ chơi theo ý thích.
-
TTO - Đại diện Lotteria Việt Nam cho rằng thông tin chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này sẽ đóng cửa ở Việt Nam là không đúng, và đang có cách hiểu chưa chính xác trong thông tin từ báo chí Hàn Quốc.
-
TTO - 9X tạo mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) viết nhạc, Nam Thư tố nhãn hàng sử dụng hình ảnh quảng cáo trái phép, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục 'công kích' Hoài Linh, '1990' dời lịch chiếu... là những tin đáng quan tâm ngày 17-4.
-
TTO - Theo cơ quan công an, sau khi uống rượu, hai anh em ruột xảy ra cự cãi rồi xô xát, người em dùng xẻng chém chết anh. Công an huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận